Xây dựng bộ tiêu chí khu công nghiệp sinh thái: Không nên cầu toàn

Sau 3 năm triển khai, các mô hình thí điểm khu công nghiệp sinh thái (KCNST) tại Việt Nam (thuộc các tỉnh thành Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ) đã có những kết quả ban đầu rất khả quan.

Điều đó trở thành động lực để các KCN cũ trên cả nước quyết tâm chuyển đổi mô hình KCN truyền thống sang KCNST. Tuy nhiên, nhiệt huyết đổi mới của các chủ KCN và doanh nghiệp (DN) còn gặp những rào cản lớn.

Cần có tiêu chí lõi

Tại Hội thảo "Khu công nghiệp sinh thái - xu thế toàn cầu và triển vọng tại Việt Nam" do Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng UBND thành phố Hải Phòng tổ chức mới đây, các đại biểu thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến bộ tiêu chí xác định KCNST.

Chú thích ảnh

Ông Đỗ Thanh Bái, Viện Hóa học Việt Nam, cho biết: Hiện nay, nhiều lãnh đạo KCN chia sẻ rằng rất mong muốn chuyển đổi sang mô hình KCNST nhưng lại đang vướng mắc trong việc đáp ứng các tiêu chí của Nghị định 82/2018 của Chính phủ. "Chúng tôi mong muốn Chính phủ đặt ra số lượng tiêu chí cụ thể. Giống như 17 tiêu chí phát triển bền vững. Trong đó, nên xác định tiêu chí lõi. Nếu DN đã đạt được những tiêu chí này thì nên cấp chứng nhận DN sinh thái", ông Bái nói.

thích về đề xuất này, ông Bái đánh giá những tiêu chí cho DNST đều cần nhiều thời gian để hoàn thành. "Riêng việc điều chỉnh quy hoạch để có 25% diện tích cho cây xanh, giao thông... đã tính đến hàng năm, thậm chí chục năm. Rồi làm thủ tục vay vốn, chuyển đổi công nghệ, đào tạo nhân sự cho công nghệ mới... cũng tính đến đơn vị năm. Lại các thủ tục xin công nhận DNST, KCNST, chờ thẩm định... Đó là chưa kể nếu các tiêu chí không có tầm nhìn dài hạn, 20-30 năm mà thay đổi, DN phải chạy theo thì không biết bao giờ mới hoàn thành được. Trong khi đó, DN "dài cổ" chờ ưu đãi, hỗ trợ cho DNST, KCNST. Ưu đãi chưa có mà đầu tư thời gian, tiền bạc nhiều đến thua lỗ trầm trọng thì quá bất cập".

"Bởi thế, nên có tiêu chí lõi và tiêu chí phụ. Nếu đã hoàn thành tiêu chí lõi thì nên cấp chứng nhận cho đơn vị và hỗ trợ theo chủ trương", ông Bái nhấn mạnh.

tình với quan điểm này, ông Phạm Văn Mợi, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế thành phố Hải Phòng, cho rằng DN trước hết nên bình tĩnh, tự rà soát năng lực, xem xét các giải pháp đáp ứng những yêu cầu của bộ tiêu chí đều đâu, tự lượng sức mình rồi hãy quyết định đăng kí chuyển đổi. "Xây dựng KCNST rất cần nhưng không nóng vội được", ông Mợi nói, "Tôi đồng ý với DN là nên có tiêu chí cơ bản và tiêu chí phụ. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản tức là đã "cơ bản hoàn thành", chúng ta không nên cầu toàn trong những vấn đề có tính hình thức, thủ tục, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Như tiêu chí 25% cây xanh, giao thông... thực ra không liên quan đến vấn đề cộng sinh, lại gây rắc rối cho quy hoạch, có tính máy móc".

Mong các Bộ cũng liên kết, tích hợp

Trao đổi với đại diện các cơ quan quản lý tham dự Hội thảo, DN và đại biểu cũng nhấn mạnh đến tính liên kết giữa các Bộ, ngành.

Chú thích ảnh

Ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch Công ty CP Shinec, chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, cho rằng có một bất cập lớn hiện nay là chính sách, cơ chế cho DN rất nhiều nhưng DN không hưởng được. Nguyên nhân là vì Bộ A bảo thế này nhưng sang Bộ B nói không phải thế! "Chúng tôi có hoạt động bảo vệ môi trường, theo nghị định 19/2015 thì được miễn giảm thuế nhưng sang Cục thuế thì họ bảo không phải thế, chưa có hướng dẫn, cần thêm xác nhận... Hay DN được ưu đãi vay vốn từ các quỹ hỗ trợ DN bảo vệ môi trường nhưng khi thẩm định, đến 3 cơ quan cùng thẩm định với bộ tiêu chí khác nhau, khác quan điểm. Quá lâu để chờ đợi, và DN thấy rằng đi vay ngân hàng cho nhanh!", ông Điệp bộc bạch, "bởi thế, chúng tôi mong muốn các Bộ, ngành cũng liên kết chặt chẽ hơn, các Luật về Thuế, Luật Bảo vệ Môi trường... tích hợp sâu sắc, thống nhất với nhau cho DN đỡ khổ"!

Cùng mối bức xúc, ông Đỗ Quang Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP KCN Đình Vũ, than phiền rằng trong khi Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố khuyến khích DN sử dụng năng lượng tái tạo thì Bộ Công thương lại cấm KCN làm điện gió: "KCN Đình Vũ sát biển, các chuyên gia Bỉ đã khảo sát 3 năm nay và kết luận chúng tôi đủ điều kiện làm điện gió. Nhưng Bộ Công thương lại không cho phép. Rồi Đình Vũ cũng có kế hoạch đốt rác để tạo điện, nhưng điện này rất đắt, chúng tôi xin hỗ trợ nhưng không được. Ai cũng biết điện tái tạo dù là điện gió hay điện hạt nhân đều đắt hơn điện lưới, nếu không hỗ trợ về giá hoặc về cơ chế đầu ra thì không thể làm được... Hay nước thải của chúng tôi đã được xử lý tương đương nước sông, nhưng vì chưa có hướng dẫn nên không bán được cho DN, chỉ đổ đi tưới cây. Trong khi đó, DN phải xin phép, phải mất phí để lấy nước sông về làm nước mát trong nhà máy... Những điều này triệt tiêu động lực sáng tạo của DN", ông Hưng nói.

Thừa nhận những bất cập mà DN phản ánh, PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, mong muốn các DN sẽ có văn bản cụ thể, chi tiết về các vướng mắc để các Bộ, ngành lấy đó làm cơ sở xây dựng chính sách và điều chỉnh hoạt động. "Chúng tôi lắng nghe DN và hỗ trợ DN tốt nhất vì sự phát triển của DN là kết quả hoạt động của chính chúng tôi", PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh nói.

 

Minh Phương
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nền kinh tế số tại Việt Nam
Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nền kinh tế số tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Diễn dàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN), sáng 13/9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có buổi đối thoại với lãnh đạo của 40 tập đoàn tài chính, công nghệ toàn cầu và 5 doanh nghiệp trong nước tham dự Diễn đàn, nhằm lắng nghe các trao đổi, góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nền kinh tế số, đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN