Sonadezi: Cần có chính sách ưu đãi về CN hỗ trợ

Trong khuôn khổ chương trình làm việc tại tỉnh Đồng Nai ngày 24/8, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XIII do đồng chí Phan Xuân Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Tổng Công ty Sonadezi xung quanh vấn đề xây dựng KCN hỗ trợ, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và lắng nghe các ý kiến đề đạt của Tổng Công ty Sonadezi.


Bà Đỗ Thu Hằng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Sonadezi báo cáo với Đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.


Theo Tổng Công ty Sonadez, hiện nay có rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ cũng như việc đảm bảo quyền lợi cho các DN đã đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại các KCN của Sonadezi. Trong những năm qua, các KCN của Sonadezi đã thu hút được 49 DN đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ với 3 nhóm ngành là cơ khí, điện tử và dệt may - giày dép. Do được hình thành trước khi Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 24/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ được ban hành nên các DN này chưa thực hiện làm các thủ tục để được xác định là DN công nghiệp hỗ trợ.


Tuy nhiên, đối chiếu với các điều kiện để được hưởng các ưu đãi đối với ngành công nghiệp hỗ trợ thì các DN này không được hưởng ưu đãi gì vì theo quy định, chỉ được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào địa bàn khó khăn (trong khi hiện nay Đồng Nai và các KCN của Sonadezi trong địa bàn tỉnh không phải là địa bàn khó khăn) hoặc là có sản phẩm, ngành nghề thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp (chỉ áp dụng cho đầu tư công nghệ cao, hạ tầng và xã hội hóa). Như vậy, việc làm các thủ tục để được công nhận là DN công nghiệp hỗ trợ không có ý nghĩa gì và các DN này cũng không mấy hào hứng với việc làm thủ tục để được xác định là DN công nghiệp hỗ trợ do thủ tục để được hưởng ưu đãi đầu tư công nghiệp hỗ trợ cũng rất khó khăn và có nhiều thủ tục phức tạp, không cần thiết.


Khởi công xây dựng công trình đường Ấp Đồng

Sáng 24/8/2012, Ban quản lý dự án thành phố Biên Hòa đã làm Lễ khởi công xây dựng công trình đường Ấp Đồng, ấp Rạch Chiếc, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa. Công trình sẽ do Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai thi công.

Có mặt tại buổi lễ khởi công, Ông Nguyễn Tấn Long – Giám đốc Ban Quản lý dự án thành phố Biên Hòa cho biết, sau các công trình đầu tư kiên cố hóa trường lớp cho 4 xã mới được sáp nhập vào thành phố Biên Hòa, đây là công trình giao thông đầu tiên thành phố Biên Hòa ưu tiên đầu tư cho khu vực này. Công trình có tổng mức đầu tư là 8,74 tỷ đồng, nằm trong chương trình cải tạo và phát triển hệ thống giao thông của thành phố Biên Hòa giai đoạn 2011 – 2015.

Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai, đơn vị thi công, cam kết tổ chức thi công công trình đạt chất lượng và đúng tiến độ 150 ngày, bảo đảm hoàn thành công trình trước Tết Nguyên đán để đáp ứng sự mong mỏi của bà con địa phương.

Hiện nay, một trong 3 phân khu công nghiệp hỗ trợ của Đồng Nai là phân khu thuộc KCN Giang Điền do Sonadezi làm chủ đầu tư đã sẵn sàng về cơ sở hạ tầng để đón nhà đầu tư. Theo đó, Sonadezi đã hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 380 ha/tổng diện tích 529,2 ha và đã triển khai xây dựng hoàn tất hệ thống hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 khoảng 100 ha.


Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay của KCN Giang Điền và các DN đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp hỗ trợ là qui định hiện hành không có ưu đãi đối với DN đầu tư hạ tầng KCN hỗ trợ, trong khi đầu tư hạ tầng cho lĩnh vực này tốn kém hơn do phải phân lô nhỏ, đầu tư nhiều đường giao thông và nhiều công trình hạ tầng kèm theo đồng thời việc lấp đầy KCN hỗ trợ là rất khó khăn do phải chọn lọc dự án đầu tư theo danh mục và DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ thường thuê diện tích nhỏ.


Để tạo thuận lợi cho việc xây dựng KCN hỗ trợ và thúc đẩy thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao, Tổng công ty Sonadezi đã đưa ra một số kiến nghị về cơ chế chính sách. Cụ thể, cần xem xét công nhận DN công nghiệp hỗ trợ với thủ tục đơn giản hơn theo hướng Bộ Công Thương ban hành tiêu chí, phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tiêu chí qui định để xét công nhận DN công nghiệp hỗ trợ; các phân khu công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Đồng Nai, được hưởng bổ sung các ưu đãi như địa bàn kinh tế, xã hội khó khăn.


Trong trường hợp phân khu công nghiệp hỗ trợ được hưởng bổ sung các ưu đãi như địa bàn kinh tế, xã hội khó khăn, thì kiến nghị về ưu đãi đầu tư như sau: Một là, DN công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào các phân khu công nghiệp hỗ trợ được ưu đãi về thuế thu nhập DN, thuế nhập khẩu, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, cho vay đầu tư và vay vốn tín dụng đối với thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Ngoài ra, ưu đãi về thuế đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao theo quy định của nhà nước. Nhà nước cũng cần có quy định rõ ràng hơn trong việc xác định các ngành, nghề được xếp vào nhóm công nghệ cao vì thực tế hiện nay rất ít DN được công nhận là ngành công nghệ cao và các trình tự thủ tục cũng rất phức tạp và mất nhiều thời gian.


Hai là, các DN đầu tư hạ tầng được vay vốn đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Đồng thời, được miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên xem xét việc ưu đãi đầu tư cho các DN công nghiệp hỗ trợ đầu tư rải rác vào các KCN, không phải vào các phân KCN hỗ trợ để khuyến khích sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN trong nước từng bước tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, phương pháp quản trị hiện đại và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.


Sau khi lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và ý kiến đề xuất của Tổng Công ty Sonadezi, Đại diện đoàn công tác của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường – Ông Phan Xuân Dũng cho biết, đoàn sẽ tổng hợp tình hình, ý kiến để trao đổi với các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN hạ tầng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút công nghiệp hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.


Cũng trong chương trình làm việc với Tổng Công ty Sonadezi, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đã đi thăm thực tế sản xuất của Công ty TNHH Framas Korea Vina – DN hỗ trợ chuyên sản xuất chi tiết nhựa, cao su cho hãng giày Nike và Adidas tại KCN Long Thành. Đoàn cũng tới tham quan Nhà máy Xử lý nước thải KCN Long Thành và được đại diện Công ty CP Sonadezi Long Thành cho biết, hiện Nhà máy Xử lý nước thải KCN Long Thành đã khắc phục xong sự cố, và chất lượng nước thải của nhà máy xử lý nước thải đã đạt theo tiêu chuẩn quy định.



Bài và ảnh:Kim Huệ

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN