Nâng cao đời sống người dân huyện miền núi Anh Sơn

Anh Sơn là một huyện miền núi phía Tây nhiều khó khăn của tỉnh Nghệ An. Trong những năm qua, thực hiện tốt các phong trào phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Anh Sơn đã có nhiều tấm gương điển hình trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Thế, ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn. Chị tâm sự: Trước đây do chưa biết làm ăn nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Năm 2014 gia đình chị được vay vốn 30 triệu đồng chương trình hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua bò. Năm 2017, với nguồn tiền tích lũy từ bán bò chị đã trả được nợ và còn có của để dành. Sau đó chị tiếp tục được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Anh Sơn cho vay 30 triệu chương trình hộ mới thoát nghèo để đầu tư mở rộng cơ sở chăn nuôi lợn gà... Đến nay chị đã có 2 con trâu và 2 con lợn giống và 15 con lợn thịt. Nhờ phát huy tốt đồng vốn cùng với việc chăm chỉ làm ăn, từ hộ nghèo khó khăn đến nay gia đình chị đã xây được nhà khang trang.

Chị Nguyễn Thị Thế vay vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi gia súc sinh sản có hiệu quả.


Ông Nguyễn Văn Thắng, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn thôn 10, xã Tường Sơn cho biết: Trong thôn có nhiều hộ vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư sản xuất kinh doanh mà thoát được nghèo, nhiều hộ vay vốn nuôi 3-4 con đi học đại học có tiền trang trải học phí…

Ông Thắng đưa chúng tôi đến với hộ ông Hồ Hữu Minh. Hiện tại, con gái đầu của gia đình ông là Hồ Thị Quyên đã tốt nghiệp ngành Y Đại học Văn Hiến, ra trường đã có việc làm và dần trả nợ cho ngân hàng. Con gái thứ 2 là Hồ Thị Xuyết cũng đang học trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, con trai là Hồ Hữu Hiệp đang học Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để trang trải học phí.

Ông Hồ Hữu Minh chia sẻ, gia đình sản xuất nông nghiệp dù tích cực làm ăn thì cũng rất khó khăn để nuôi 3 con đi học đại học ở thành phố, nhờ vốn tín dụng học sinh, sinh viên mà gia đình ông giảm bớt gánh nặng rất nhiều, các con yên tâm học tập. “Cảm ơn sự quan tâm của Nhà nước để gia đình nuôi các con đi học trong lúc khó khăn này”, ông Minh bày tỏ.

Ông Hồ Hữu Minh nhờ vốn chính sách nên cả 3 con được học đại học.


Ở thôn 10 còn có hộ bà Nguyễn Thị Minh cũng được vay vốn cho 3 con đi học đại học, hiện nay các con của bà đã ra trường có việc làm ổn định và đã trả hết nợ cho ngân hàng.

Chị Dương Thị Hiền, cán bộ chuyên trách quản lý vốn tại xã Tường Sơn cho biết: Trong những năm qua các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần rất lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm cho lao động tại địa phương. Hiện nay toàn xã có dư nợ trên 21,5 tỷ đồng với 8 chương trình tín dụng đang triển khai đã góp phần làm đổi thay cuộc sống của nhân dân trên địa bàn.

Qua công tác vay vốn, gửi tiền tiết kiệm, các hộ nghèo đã quen dần với sản xuất hàng hóa, tài chính tín dụng, ý thức tiết kiệm cùng với đó ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình làm ăn giỏi vươn lên thoát nghèo, nhiều hộ trở nên khả giả. Bà con chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về tín dụng chính sách, trong nhiều năm qua tại địa bàn xã Tường Sơn chưa có hộ nào để nợ quá hạn.

Theo số liệu tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Anh Sơn: Đến 31/5/2017 tổng dư nợ trên địa bàn đạt 367.817 triệu đồng, với 11.624 hộ còn dư nợ, nợ quá hạn chiếm 0,08%. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên địa bàn huyện 1-2%.

Trần Khắc Thi
Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành 71% kế hoạch tăng trưởng
Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành 71% kế hoạch tăng trưởng

Ngân hàng Chính sách xã hội vừa cho biết, đến ngày 30/6/2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng của toàn hệ thống đạt 166.426 tỷ đồng, tăng 5,8% so với cuối năm 2016.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN