Hệ thống sân bay nhỏ có chức năng thúc đẩy kinh tế - xã hội

Chia sẻ của ông Michel Werson, Chuyên gia kinh tế trưởng của NACO, Một công ty thuộc Tập đoàn Royal HaskoningDHV, về vai trò của sân bay địa phương trong hệ thống cảng hàng không của một quốc gia.

Chú thích ảnh
Ông Michel Werson, Chuyên gia kinh tế trưởng của NACO.

Thưa ông, xin ông cho biết ý nghĩa và vai trò của các sân bay địa phương quy mô nhỏ trong hệ thống cảng hàng không của một quốc gia?

Sân bay địa phương quy mô nhỏ có vai trò quan trọng trong hệ thống cảng hàng không của một quốc gia.

Chúng ta có thể hình dung hệ thống này thường sẽ gồm 3 lớp: Lớp trên cùng là các sân bay trung tâm lớn với lưu lượng hàng năm hơn 20 triệu lượt khách. Lớp thấp nhất là các sân bay địa phương hoặc cấp 3 với ít hơn 1 triệu khách hàng năm. Lớp còn lại - ở giữa, chính là lớp cầu nối, giữ vai trò kết nối các sân bay trung tâm và sân bay địa phương.

Vì vậy, đầu tiên, các sân bay địa phương rất quan trọng đối với sự kết nối bởi chúng làm cho hệ thống hoạt động. Thứ hai, các sân bay khu vực ngoài vai trò là "đầu nối" còn có thể cung cấp các kết nối trực tiếp giữa các vùng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các vùng xa xôi hoặc các vùng cần những kết nối giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tiêu biểu như phát triển điểm đến du lịch. Thứ ba, sân bay nhỏ có chức năng thúc đẩy kinh tế - xã hội; chúng tạo ra việc làm, thu nhập từ thuế, là điểm tiếp cận để cứu trợ và viện trợ trong trường hợp thiên tai và cung cấp khả năng nhanh chóng tiếp cận với hỗ trợ y tế chuyên biệt mà khu vực đó hiện đang thiếu.

Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam hiện có quá nhiều sân bay. Với kinh nghiệm lâu năm trong việc quy hoạch và thiết kế các sân bay trên thế giới, theo cá nhân ông, nhận định trên có đúng không?

Dựa trên tỷ lệ sân bay trên một km vuông hoặc triệu dân, tôi không thấy Việt Nam có số lượng sân bay quá lớn khi so sánh với các nước trong khu vực hoặc các khu vực khác. Quan trọng hơn, tôi không nghĩ rằng có một công thức chung để bạn có thể xác định số lượng sân bay tối ưu.

Mỗi quốc gia và mỗi khu vực của một quốc gia đều có điểm đặc biệt riêng và các yếu tố dùng để xác định số lượng sân bay thích hợp là rất nhiều và thậm chí có thể khác nhau trong từng trường hợp, do đó, cách tiếp cận trong quá trình ra quyết định nên là phương pháp black-and-white (đen trắng), chẳng hạn chỉ dựa trên khoảng cách giữa các sân bay. Có những ví dụ thực tế trong đó các sân bay có thể cùng tồn tại gần nhau, thậm chí không phục vụ một khu vực lưu vực chung, nhưng cũng có những ví dụ trong đó một khu vực có quá nhiều sân bay cạnh tranh lẫn nhau và hệ thống chưa tối ưu. Và tất nhiên, xét theo yếu tố thời gian, chúng ta cần có góc nhìn hướng tới tương lai: các khu vực phát triển theo thời gian và hồ sơ cũng như tính đủ điều kiện để đề xuất xây dựng hạ tầng sân bay của họ cũng có thể thay đổi theo. Vì vậy, những gì hôm nay có vẻ đúng, ngày mai có thể khác.

Các sân bay nhỏ trên địa bàn được đầu tư hướng tới mục tiêu phục vụ du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng nên tần suất các chuyến bay thường không nhiều. Theo ông, quy mô đầu tư nào cho các sân bay ở vùng sâu, vùng xa để không tạo gánh nặng tài chính cho chính quyền địa phương và nhà đầu tư?

Trước tiên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần được lên kế hoạch tốt và hợp lý. Điều đó có nghĩa là nên đầu tư đúng thời điểm vào các yếu tố năng lực theo từng giai đoạn thích hợp. Thứ hai, một cách để giúp sân bay nhỏ phát triển bền vững hơn về mặt tài chính là biến chúng thành một phần của mạng lưới, có nghĩa là tập hợp chúng lại, có hoặc không bao gồm một sân bay lớn hơn bền vững về mặt tài chính. Mạng lưới mang lại cơ hội tổng hợp chi phí và tối đa hóa doanh thu chung. Có nhiều ví dụ khác nhau trên khắp thế giới, nơi các nhà khai thác tư nhân cũng có thể vận hành mạng lưới của nhiều sân bay nhỏ trong khu vực theo cách có lợi.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

PV
Sắp đón sóng lớn đầu tư vào hạ tầng hàng không
Sắp đón sóng lớn đầu tư vào hạ tầng hàng không

Quy hoạch Tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sắp được phê duyệt, sẽ tạo nền tảng pháp lý quan trọng để gọi vốn tư nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN