Ông Juergen Weber, Chủ tịch Tiểu ban Giao thông & Logistics, Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham)
Với góc nhìn từ ngành hậu cần và logistics, sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng luôn là thế mạnh làm tăng khả năng cạnh tranh trên toàn quốc.
Trong những năm qua, chúng tôi thấy rằng Việt Nam đã thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào các chuỗi giá trị cao hơn. Những sản phẩm và hàng hóa này cần một sản phẩm hàng không mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Đến nay, Việt Nam đã đạt công suất sân bay tối đa tại các thành phố đô thị. Quy hoạch tổng thể cho năm 2030 và đến năm 2050 bao gồm việc mở rộng hơn nữa trong phân khúc đó, nhưng sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ về thời gian cho việc này là điều cần thiết để đảm bảo khả năng cạnh tranh của Việt Nam.
Với hơn 60 tỉnh thành, điều mà các tỉnh thành thực sự cần là cơ sở hạ tầng tổng thể tốt. Các xu hướng và tham vọng toàn cầu gần đây đang hướng tới một phát triển xanh và bền vững, với hy vọng không phát thải khí thải trong các chuỗi cung ứng và vận tải. Nếu chúng ta xem xét cả việc di chuyển của hàng hóa và hành khách, cả hai đều cần có thời gian dẫn đầu được tính toán rõ ràng và trình tự sản xuất có thể được tính toán thời gian và điều chỉnh cho các phương thức vận tải tiết kiệm nhất. Du lịch giải trí tìm kiếm thời gian dẫn đầu được định giá thuận tiện.
Việt Nam đang tìm cách mở rộng các sân bay lớn; các sân bay độc lập sẽ không mang lại lợi ích cho hành khách, và cả vận chuyển hàng hóa. Cần có một cơ sở hạ tầng chức năng cho các phương thức giao thông khác nhau, điều này hầu hết được tìm thấy ở các thành phố lớn, cùng với việc tích hợp các khái niệm thành phố thông minh, các sân bay vệ tinh có thể được bổ sung vào lợi ích của tăng trưởng kinh tế xã hội. Việt Nam đã bắt đầu là một phần của sự phát triển này, bằng cách tập trung vào các khái niệm thành phố thông minh xanh hơn. Các khái niệm vận tải liên phương thức là chìa khóa để giảm ùn tắc giao thông, lượng khí thải carbon và kết nối các tỉnh và thành phố.
Ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Văn phòng Hà Nội của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam:
Sân bay đóng vai trò thiết yếu trong việc thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trên toàn cầu. Những doanh nghiệp này đánh giá quy mô, sự thuận tiện và những chuyến bay thẳng của một sân bay quốc tế là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư.
Theo đại diện một hãng hàng không Nhật Bản, tổng công suất thiết kế của các sân bay Việt Nam hiện nay rơi vào khoảng 90 triệu lượt hành khách mỗi năm. Trước khi đại dịch xảy ra, các sân bay đã rơi vào tình trạng quá tải. Như vậy, ước tính đến năm 2030, số lượng hành khách có thể đạt 280 triệu người.
Việt Nam hiện có 12 sân bay quốc tế, trong đó Tân Sơn Nhất và Nội Bài đang quá tải, tạo sự căng thẳng cho hành khách - như việc những chuyến bay thường xuyên bị hoãn cùng sự kém tiện nghi trong cơ sở vật chất như quầy thủ tục, nhà vệ sinh, nhà hàng, dịch vụ mặt đất và bãi đỗ xe.
Theo nghiên cứu từ công ty OAG vào tháng trước, sân bay Soekarno Hatta của Indonesia được xếp hạng là sân bay quá tải nhất Đông Nam Á, Tân Sơn Nhất đứng thứ hai và xếp thứ bảy la Nội Bài. Các sân bay này thường được thấy trong tình trạng vô cùng đông đúc, chật cứng.
Ngoài việc đầu tư mở rộng quy mô đối với hai sân bay lớn nhất Việt Nam, các sân bay khác cũng cần được chú ý. Ví dụ như cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh được xây dựng là một sân bay dân dụng hiện đại ở phía Bắc. Do khoảng cách với Hà Nội, việc mở rộng đường băng và nhà ga hành khách của Nội Bài là việc cần thiết, không thể tránh khỏi.
Ngoài ra, tại các tỉnh thành phía Nam, rất nhiều kỳ vọng được đặt vào việc vào việc mở rộng Tân Sơn Nhất, cũng như xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành mới ở tỉnh Đồng Nai, dự kiến được khởi công vào năm 2025.
Hiện tại, các nước láng giềng ASEAN cũng đang gấp rút mở rộng hoặc xây dựng các sân bay mới, cụ thể như Suvarnabhumi và Don Mueang của Bangkok, Soekarno-Hatta và Halim Perdanakusuma của Indonesia và Sân bay quốc tế Changi của Singapore cũng đang tiến hành mở rộng đường băng và nhà ga để thu hút khách du lịch cũng như tiếp cận nguồn vốn từ nước ngoài.
Nhật Bản đã dành nhiều năm để phát triển cơ sở hạ tầng được như ngày nay, các sân bay như Narita, Haneda và Chubu hiện đang được xếp hạng cao trong nhiều các cuộc khảo sát xếp hạng phạm vi toàn cầu, nhưng thực sự cần rất nhiều thời gian để hoàn thiện việc nâng cấp. Trong đó, việc thu hồi đất cũng là một yếu tố tốn kém và mất thời gian.
Vào năm 2019, lưu lượng hành khách quốc tế toàn cầu tăng gấp ba lần từ 600 triệu năm 2000 lên 1,9 tỷ người, tuy bị chững lại trong 2 năm 2020 và 2021 nhưng thời gian gần đây đang nhộn nhịp trở lại. Hầu hết các sân bay ở Châu Âu và Hoa Kỳ hiện cũng đang trong tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng, và việc xây dựng không thể bắt kịp tốc độ dịch chuyển của người dân trên toàn thế giới. Mặc dù Việt Nam chưa xuất hiện trong bất kỳ bảng xếp hạng đánh giá thấp nào, nhưng các sân bay của Việt Nam sẽ sớm vượt quá quá tải nếu cứ tiếp tục tình trạng này.
Trong khi đó, các sân bay lớn của Nhật Bản đang biến thành nơi du khách có những khoảng thời gian thư giãn thú vị. Không chỉ chú trọng các dịch vụ như nhà hàng và khu mua sắm, các sân bay này còn có đài quan sát, nhà trẻ, khu vui chơi thiếu nhi, phòng tắm, phòng y tế, dịch vụ mát-xa, dịch vụ thẩm mỹ, giao hàng tận nhà và khách sạn. Du khách cũng có thể thưởng thức nghệ thuật, tập thể dục, xem triển lãm và giải trí tại sân bay. Sân bay luôn là ấn tượng đầu tiên đập vào mắt một người ngoại quốc khi hạ cánh xuống một quốc gia và trải nghiệm có thể ảnh hưởng đến ấn tượng của họ về đất nước đó.
Một số chuyên gia cho rằng Nhật Bản hiện có quá nhiều sân bay, với số lượng lên tới hơn 90 sân bay. Tôi không rõ Việt Nam cần cụ thể bao nhiêu sân bay, nhưng trước mắt, chính phủ cần mở rộng và nâng cấp các sân bay chật chội ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Ông Nguyễn Duy Đồng, Phó chủ tịch Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Hàng không Việt Nam:
Hệ thống sân bay tại các quốc gia khác được chia ra nhiều loại như cảng hàng không, sân bay thường, sân bay dịch vụ, sân bay lưỡng dụng, v.v...Các địa phương phải nghiên cứu kỹ tính khả thi của các dự án sân bay sẽ triển khai như vị trí đặt sân bay để máy bay cất cánh và hạ cánh thuận tiện. Tiếp theo các địa phương cần lập dự án xây dựng sân bay theo đúng quy định của phát luật cũng như đảm bảo vấn đề kỹ thuật.
Mỗi dự án cần đưa ra nhiều phương án khả thi. Để triển khai các phương án cần đảm bảo năng lực tài chính. Một dự án xây dựng sân bay mới cần vốn lên đến tiền tỷ. Bên cạnh đó, cần phải xem xét nhu cầu thị trường. Đây là yếu tố quan trọng nhất vì sân bay mới chỉ có thể vận hành hiệu qua khi thu hút được khách hàng và bán được vé.
Đối với quy hoạch mạng lưới sân bay, các tỉnh đưa ra đề xuất xây dựng sân bay mới. Những đề xuất này cần được đưa vào quy hoạch một cách toàn diện cả sân bay và sân bay nhỏ. Trong quy hoạch trước đây, chúng tôi đã đưa ra các tiêu chí phân cấp cảng hàng không. Cảng hàng không tối thiểu mỗi năm phải đón 25.000 hành khách. Với lượng khách dưới 25.000 sẽ được xem là sân bay nhỏ và sân bay dịch vụ. Các tỉnh cũng cần xác định mục đích, ý nghĩa của sân bay dự kiến triển khải để đảm bảo tính khả thi của dự án.
Ông Hong Sun, Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam
Sân bay rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương. Việc phát triển sân bay nên được xem xét cẩn thận các yếu tố sau như nhu cầu thị trường, khoảng cách giữa các địa phương, dân số, khả năng tài chính, chi phí vận hành và nhiều yếu tố khác nữa.
Việt Nam có kế hoạch tăng số lựợng sân bay lên con số 28 vào năm 2030 và 31 vào năm 2050. Để đạt mục tiêu này, thu hút đầu tư tư nhân bằng phương thức đối tác công tư PPP là một giải pháp hiệu quả cho Việt Nam nhằm giảm áp lực ngân sách nhà nước, gia tăng hiệu quả và tính khả.
Lựa chọn mô hình phát triển sân bay nội địa hay quốc tế cũng là một yếu tố quan trọng khi chúng ta xem xét phát triển trong dài hạn. Bài học từ các nước khác cũng đã chứng minh tầm quan trọng của điều này. Ở Hàn Quốc, nhiều địa phương có sân bay và điều này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển của địa phương.
Phát triển sân bay nhỏ sẽ thật sự cần thiết và hữu ích nếu các sân bay nhỏ có thể hỗ trợ các sân bay lớn hơn. Và sự vận hành các sân bay này phải hài hoà với quy hoạch phát triển giao thông quốc gia cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Ở nhiều nước, sân bay được phát triển như những thành phố nhỏ, đáp ứng các nhu cầu của hành khách, từ đó giúp tăng cường sức mua, thúc đẩy phát triển du lịch. Sân bay Incheon ở Hàn Quốc là một ví dụ. Sân bay này có những khu bán hàng của những thương hiệu nổi tiếng, khu sạn, giải trí và cả khu thể thao, bệnh viện và trung tâm thương mại.
Ngoài ra phát triển sân bay cũng cần lưu ý phát triển hạ tầng kết nối như đường bộ, giúp kết nối sân bay với hạ tầng khác.
Ông Kenneth Atkinson, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Anh Quốc tại Việt Nam
Để phát triển sân bay, hạ tầng kết nối đóng vai trò rất quan trọng, bao gồm kết nối đường bộ, đường sắt và đường biển. Trong vòng 20 năm qua chúng tôi đã chứng kiến nhiều ví dụ điển hình về phát triển kinh tế xã hội, giao thông kết nối đến các tỉnh thành đã được cải thiện đáng kể.
Tầm quan trọng của sân bay thực sự phụ thuộc vào kế hoạch chiến lược phát triển của tỉnh, thành phố. Ví dụ, tỉnh Hà Giang ở niềm núi phía bắc muốn phát triển du lịch trong kế hoạch phát triển nhằm tận dụng lợi thế vẻ đẹp thiên nhiên. Hà Giang cách Hà Nội khoảng 300km và di chuyển bằng đường bộ đến đây mất khoảng vài giờ đồng hồ, điều này khó hấp dẫn du khách quốc tế. Ở nhiều địa phương, nhìn chung thời gian di chuyển, khoảng cách càng ngắn càng tốt.
Với Hà Giang, phát triển sân bay là cần thiết để tạo thuận lợi hơn cho du khách. Khách du lịch tăng sẽ kéo theo sự phát triển của khách sạn và các hạ tầng hỗ trợ khác như cử hàng, nhà hàng. Tuy nhiên, hãy lấy Vũng Tàu làm ví dụ. Địa phương này cũng muốn phát triển sân bay. Chúng ta hãy xem xét sự cần thiết để đầu tư một khoảng tiền lớn xây dựng sân bay tại đây khi sân bay quốc tế Long Thành đang được xây dựng rồi?
Vấn đề chính ở đây là vốn đầu tư xây dựng sây bay rất quan trọng. Những yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng sân bay đó là ước tính chi phí đầu tư ban đầu, đội vốn do trì hoãn thi công, tăng giá vật liệu xây dựng, và quản lý phù hợp. Tiếp đến là cần có kế hoạch làm thế nào để tối đa hoá doanh thu từ các khu vực thương mại trong và xung quanh sân bay. Các công ty tư vấn quốc tế có thể hỗ trợ việc này.
Mô hình thường được sử dụng và đã được sử dụng ở một số sân bay như Cam Ranh ở Việt Nam và Phnom Penh, Siem Riep là mô hình PPP. Mô hình này giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, thay vào đó đặt lên vai các nhà đầu tư tư nhân. Do đó, việc xây dựng sẽ chuẩn bị và thực hiện hiệu quả để đảm bảo tính hiệu quả xây dựng cũng như khả năng thương mại hoá của các loại hình dịch vụ khác nhau, từ đó giúp giảm chi phí, tối đa hoá thu hồi vốn trong thời gian ngắn hơn.
Ông Vaibhav Saxena, Luật sư công ty Luật Vilaf
Cục Hàng không Việt Nam (CAAV) đang nghiên cứu để đảm bảo tính khả thi phát triển sân bay. Những yếu tố then chốt trong nghiên cứu bao gồm tạo sự cân bằng trong số lượng sân bay, thiết kế và cấu trúc tổng thể, quy mô, khung pháp lý nhằm thực hiện quy hoạch.
Rất nhiều ý kiến, thảo luận về khả năng tận dụng sân bay quân sự cho mục đích dân sự để hỗ trợ nhanh chóng cho hạ tầng hàng không tại Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng trở thành điểm kết nối trong khu vực Đông Nam Á, cũng như các khu vực lân cận khác. Phát triển hạ tầng sân bay của quốc gia chắc chắn có thể khiến điều đó trở thành hiện thực.
Các nhà đầu tư tư nhân rất quan tâm đến quy hoạch của Việt Nam. Nếu cơ chế pháp lý được xây dựng tốt tạo điều kiện cho việc huy động vốn của dự án, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ vốn lớn. Các nhà đầu tư đang tìm hiểu, phân tích khả năng tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng, cũng như tham gia thông qua mô hình PPP.
Ấn Độ đã xây dựng mô hình PPP chuyển đổi và khuyến khích tư nhân tham gia. Ấn Độ cũng đã từng đối mặt với một loạt những thách thức liên quan đến thủ tục thu hồi đấ, tăng vốn, quá trình đánh giá đấu thầu, tác động của giá cao đối với các hãng bay và hành khách do tình hình địa chính trị không ổn định trên toàn.
Có một số bài học từ các nước như Mỹ mà Việt Nam có thể tham khảo như: Nghiên cứu tính khả thi và khả năng vận hành 24 giờ phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng; các sân bay cần được tính toán để có khả năng cạnh tranh về giá; hệ thống sân bay bổ cũng cần được xây dựng; hậu cần logistics và phân phối cũng cần được vận hành thông suốt; và tất cả các bên tham gia dự án cần được tham gia dự án ngay từ ngày đầu tiên.