Ngày 21/5, Trung tâm Y tế thành phố Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, trên địa bàn thành phố vừa phát hiện một ổ dịch bệnh COVID-19, Trung tâm đã nhanh chóng vào cuộc để xử lý ổ dịch này.
Chiều 19/5, Bộ Y tế cho biết, hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan… Tại Việt Nam, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc COVID-19 tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong.
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn nguồn Trung tâm thông tin COVID-19 của Chính phủ Thái Lan cho biết, số ca mắc COVID-19 đã tăng vọt tại Thái Lan, với tổng cộng 71.067 ca nhiễm và 19 ca tử vong được báo cáo từ ngày 1/1 đến ngày 14/5.
Ngày 9/5, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2025, khu vực phía Nam ghi nhận sự gia tăng số ca mắc bệnh não mô cầu. Đồng thời, trung tâm cảnh báo nguy cơ cao bệnh có thể xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 26/4/2025 về việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 3) với mục tiêu từ 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa tiêm hoặc chưa được tiêm sẽ được tiêm 1 mũi vaccnie chứa thành phần sởi.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cùng Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bùng phát những căn bệnh hoàn toàn toàn có thể phòng ngừa bằng vaccine như sởi, viêm màng não và sốt vàng da.
Hiện nay, vaccine Rota đã được triển khai miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota, hình thành lá chắn bảo vệ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời.
Ngày 23/4, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh báo cáo về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong tuần 16 năm 2025 (từ ngày 14 - 16/4). Đáng chú ý, số ca mắc bệnh tay chân miệng tại thành phố tăng 35,5% so với trung bình 4 tuần trước đó.
Ngày 22/4/2025, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ.
Thông tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 76.312 trường hợp nghi sởi, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính.
Sở Y tế Hà Nội ngày 7/4 ban hành văn bản 1540/SYT-NVY chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm lây sang người.
Ngày 4/4, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tổng số ca mắc sởi, tay chân miệng trên địa bàn tiếp tục gia tăng với hơn 400 ca/tuần (tính từ ngày 28/3 - 4/4), nhiều nhất từ đầu năm 2025 đến nay; trong đó, toàn thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi, 203 trường hợp mắc tay chân miệng.
Cao Bằng là địa phương có dịch sởi bùng phát mạnh với khoảng 3.200 ca mắc từ đầu năm đến nay. Để đạt mục tiêu tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, tỉnh đã triển khai tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho trên 10.000 trẻ tại 10 huyện, thành phố.
Bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, đặc biệt, tại nhiều địa phương đã xuất hiện các ổ dịch trong trường học. Việc phòng, chống dịch bệnh này trong trường học đang được quan tâm, đẩy mạnh.
Chiều 27/3, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng Đoàn công tác của Bộ đã thăm, động viên, kiểm tra công tác tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi tại phường Lê Lợi, quận An Dương và làm việc với thành phố Hải Phòng về công tác này.
Mặc dù dịch sởi tại Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã được kiểm soát nhưng các bệnh viện nhi đồng tuyến cuối tại thành phố đang tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc sởi từ các tỉnh khác, tình trạng di biến động dân cư cao, nguy cơ lây lan trong cộng đồng lớn. Hiện, Thành phố tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi trong cộng đồng.
Theo nhận định của các chuyên gia, dịch sởi bùng phát trở lại hiện nay bắt nguồn tỷ lệ tiêm vaccine chưa đạt, có tình trạng “anti vaccine”, dịch vào chu kỳ và biến đổi khí hậu.
Tại tỉnh Cao Bằng, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao, đã có một trường hợp tử vong do sởi.
Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng", tỉnh Tuyên Quang đang yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Ngày 19/3, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng cho biết, trước tình hình bệnh sởi đang tăng nhanh tại địa bàn, Sở phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác tiêm vaccine phòng sởi.