Triển khai hiệu quả các dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Krông Pa (Gia Lai) đã triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ nhà ở, đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giúp người dân định cuộc sống

Huyện Krông Pa có 14 xã, thị trấn, trong đó 9 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống. Chính quyền địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách dân tộc nhằm giúp người dân định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Huyện có 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được triển khai với tổng số vốn trên 39 tỷ đồng.

Chú thích ảnh
Già làng đang tỉ mẩn truyền dạy nghệ thuật đan lát cho lớp trẻ.

Với mục tiêu nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, huyện Krông Pa tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi trên địa bàn.

Huyện lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi và nguồn lực địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, trong đó tập trung giảm nghèo nhanh, bền vững; nỗ lực giảm số xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Chính quyền địa phương tập trung quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số đi đôi với xóa bỏ tập tục lạc hậu.

Krông Pa có phương án phù hợp, ưu tiên phân bổ vốn đầu tư ở vùng có điều kiện khó khăn nhất, kết hợp đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân, gia đình nâng cao ý thức tự nỗ lực vươn lên.

Ưu tiên nguồn lực cho địa bàn đặc biệt khó khăn

Trong năm 2023, tỉnh Gia Lai ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đối tượng của Chương trình là hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hiệp Hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn, làng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, các đối tượng, phạm vi, địa bàn thụ hưởng cụ thể của từng Dự án, Tiểu dự án, Nội dung thuộc Chương trình áp dụng theo quy định tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Chú thích ảnh
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai vươn lên thoát nghèo. 

Tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi là 3%. Về bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, phấn đấu giải quyết cho khoảng 50% số hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất.

Về hạ tầng, phấn đấu 99,43% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được bê tông hóa hoặc nhựa hóa; 98,95% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 86,6% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố; 99,99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 92% người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và 90% được nghe phát thanh.

Về giáo dục - đào tạo, phấn đấu tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 97,7%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt 96,1%, học THCS đạt 90,3%, học THPT đạt 47,5%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt 78,2%. Bên cạnh đó, tăng cường công tác y tế để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế dịch bệnh ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; huy động mọi nguồn lực hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số, phấn đấu đến cuối năm 2023 có 77% người dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế; 84,8% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc được sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 17%.

Về văn hóa, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 55% di sản văn hóa truyền thống được kiểm kê, sưu tầm; 90% di tích xếp hạng được bảo vệ và chống xuống cấp; 10% địa điểm du lịch được hỗ trợ đầu tư, khai thác song song với với việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; 10% hướng dẫn viên du lịch được đào tạo, tập huấn kiến thức về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; 92,3% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 55% thôn có đội văn hóa, văn nghệ hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

Về lao động, việc làm, phấn đấu 47,2% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; phấn đấu 81,8% người lao động có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn sau khi học nghề. Ngoài ra, đào tạo, quy hoạch, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở, nhất là các dân tộc thiểu số tại chỗ; trên 88% đơn vị hành chính cấp huyện có phòng Dân tộc.

Tổng nguồn vốn để thực hiện kế hoạch là hơn 1.011,8 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương hơn 777 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 86,1 tỷ đồng, vốn vay tín dụng chính sách hơn 142,8 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác gần 5,8 tỷ đồng, vốn chưa phân bổ hơn 110,5 tỷ đồng.

Để tổ chức thực hiện đạt các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh yêu cầu Ban Dân tộc tỉnh chủ trì ban hành văn bản hướng dẫn, phân cấp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai ở các cấp đối với cấp tỉnh và cấp huyện để tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực. Đặc biệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện ở cấp xã, nhất là về cơ chế chính sách sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn đầu tư công. UBND tỉnh cũng đề nghị UBMTTQVN và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả công tác tuyên truyền Chương trình; đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện Chương trình ở địa phương.

PV
Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Gia Lai
Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại Gia Lai

Ngày 8/12, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị Kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại tỉnh Gia Lai năm 2023 với sự tham gia của một số địa phương nữa như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Trị, Thành phố Hồ Chí Minh và 70 doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà phân phối trong nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN