Thái Nguyên: Hiệu quả chương trình, dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy được hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch đúng mục đích, đối tượng...

Chú thích ảnh
Sản xuất chè đạt chuẩn OCOP tại HTX Phú Đạt, xã Sơn Phú, huyện Định Hóa.

Theo đại diện Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh, năm 2023, có hơn 5.800 hộ hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; 5 xóm, bản ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ được triển khai dự án ổn định dân cư tập trung; hơn 7.300 ha rừng tại huyện vùng cao Võ Nhai và trên 430 ha rừng tại huyện Đồng Hỷ đã được hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, trên 6.900 ha rừng tại huyện Định Hóa và huyện Võ Nhai được hỗ trợ bảo vệ rừng.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 96 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc với tổng kinh phí thực hiện gần 100 tỷ đồng.

Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng 16 nhà văn hóa, khu thể thao tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, triển khai các hoạt động về "Chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng bà mẹ - trẻ em nhằm giảm

Ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên cho biết: Các văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các đơn vị, địa phương bảo đảm bám sát tình hình thực tiễn và phù hợp năng lực thực thi của các cấp cơ sở; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai, đẩy mạnh tiến độ giải ngân vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các cấp, các ngành, các địa phương  đã khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư dự án theo quy định khi đủ điều kiện phân bổ vốn hằng năm. Nguồn vốn năm 2023 đã phân bổ 100% cho các cơ quan, đơn vị thực hiện, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc Chương trình.

Công tác triển khai các dự án thuộc nguồn vốn thực hiện Chương trình cơ bản thuận lợi, các dự án phù hợp với mục tiêu, đối tượng và nội dung hỗ trợ của Chương trình bước đầu mang lại lợi ích cho đối tượng thụ hưởng.

Các chương trình, chính sách dân tộc đã phát huy được hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch đúng mục đích, đối tượng, hướng tới mục tiêu phát triển, thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng đến những người yếu thế trong xã hội, góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo cho vùng đồng bào các dân tộc và miền núi của tỉnh. Cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện, đường, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nước sinh hoạt, thủy lợi ... tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân tiếp tục được các sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai thực hiện cùng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường...

Chú thích ảnh
Mùa vàng trên vùng cao bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.

Trong năm 2024, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” và các chính sách dân tộc đang còn hiệu lực, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn được giao.

Các cấp, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt các dự án thuộc chương trình như: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em...

Chú thích ảnh
Mô hình thâm canh lúa nếp vài đem lại hiệu quả kinh tế cao tại xã miền núi Ôn Lương, huyện Phú Lương.
Hoàng Nguyên
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Thái Nguyên
Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân tại Thái Nguyên

Theo đại diện Sở Y tế Thái Nguyên, trong năm 2023, ngành Y tế đã kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh, thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT, thực hiện các chính sách y tế - dân số, góp phần thực hiện đạt các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của tỉnh.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN