Tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố  Buôn Ma Thuột

Kế hoạch hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và triển khai thành lập khu chức năng Trung tâm Logictics, công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột vừa được UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: TTXVN phát

Chủ tịch UBND thành phố Buôn Ma Thuột Vũ Văn Hưng, cho biết: Kế hoạch này là một trong những công việc cụ thể trong triển khai Kết luận 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; cùng với đó, Nghị quyết số 72/2022/QH15 vừa được Quốc hội ban hành về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột sẽ đem lại cho thành phố những điều kiện quan trọng, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới.

Nội dung nổi bật nhất của kế hoạch là đến năm 2025, cơ bản hình thành, đầu tư Trung tâm logistics, công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, phát huy các điểm tập kết trung chuyển hàng hóa, phát triển các loại hình dịch vụ (cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu) và các khu dịch vụ chức năng khác. 

Phát triển dịch vụ logistics phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo nội dung kế hoạch, tỉnh sẽ hoàn thành hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào các Cụm công nghiệp Tân An 1, Tân An 2; tổ chức rà soát, đánh giá quy mô, kỹ thuật các cơ sở sản xuất nhằm cải thiện, nâng cấp, từng bước đưa các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Tân An 1, Tân An 2 theo hướng nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa đầu ra, tiết kiệm vật tư, năng lượng, đảm bảo vệ sinh môi trường để trở thành các cụm công nghiệp xanh sạch đẹp có hàm lượng giá trị sản xuất công nghiệp cao.

Đồng thời, thành lập Cụm công nghiệp Hòa Xuân, đảm bảo việc lựa chọn nhà đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật có đủ năng lực kinh nghiệm và tài chính; hình thành cụm công nghiệp “sạch” thu hút các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến ít ảnh hưởng đến môi trường, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo hợp lý trong sản xuất, sử dụng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường; đồng thời, tiếp tục rà soát, vận động các cơ sở sản xuất xen lẫn trong các khu dân cư di chuyển vào cụm công nghiệp để đảm bảo môi trường.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ cũng như phối hợp để thực hiện có hiệu quả kế hoạch này. Việc tổ chức thực hiện Kế hoạch phải gắn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển hệ thống logistics, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp với mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp, các ngành; đồng thời, tận dụng được tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển thành thố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới để đảm bảo tính khả thi triển khai Kế hoạch.

Tuấn Anh 
Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Đắk Lắk
Đổi thay vùng đồng bào có đạo ở Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh có đông đảo đồng bào theo đạo Công giáo (217.026 người, trong đó 56.000 đồng bào dân tộc thiểu số) và Tin lành (199.831 người, trong đó có 195.183 đồng bào dân tộc thiểu số). Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với những chính sách thiết thực đã tạo điều kiện để đồng bào có đạo thực hiện quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đồng bào vùng có đạo đã đoàn kết, hăng hái lao động sản xuất và đóng góp vào công cuộc xây dựng quê hương Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN