Khơi thông dòng chảy vốn tín dụng chính sách ở An Giang: Tỉnh, xã quyết tâm, nhân dân phấn khởi

Sau gần 1 tháng sáp nhập địa phương, triển khai chính quyền địa phương hai cấp, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), Chi nhánh tỉnh An Giang, thành lập từ 2 Chi nhánh An Giang – Kiên Giang (cũ) đã nhanh chóng bắt nhịp, thể hiện rõ tinh thần quyết tâm, chuyển mình mạnh mẽ, duy trì hoạt động tín dụng chính sách ổn định, thông suốt, tiếp tục phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống.

Chú thích ảnh
Các phòng giao dịch của NHCSXH An Giang vẫn hoạt động liên tục, thông suốt, phục vụ nhân dân tốt nhất sau sáp nhập.

Chi nhánh NHCSXH của tỉnh An Giang và Kiên Giang trước đây đều đã có 22 năm hoạt động hiệu quả vì an sinh xã hội. Với mạng lưới trải rộng tới cấp xã và đội ngũ cán bộ tín dụng tận tâm, nhiệt huyết, NHCSXH tỉnh An Giang (mới) tiếp tục khơi thông dòng vốn ưu đãi đến từng đối tượng thụ hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động kịp vào vụ sản xuất, kinh doanh.

Đến 30/6/2025, tổng nguồn vốn hoạt động của 2 chi nhánh gộp lại đạt 12.932 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương đạt 1.177 tỷ đồng. Doanh số cho vay đạt trên 3.100 tỷ đồng, với gần 46.600 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. 

Chú thích ảnh
Các phòng giao dịch của NHCSXH An Giang vẫn hoạt động liên tục, thông suốt, phục vụ nhân dân tốt nhất sau sáp nhập.

Quyền Giám đốc NHCSXH tỉnh An Giang, ông Đoàn Công Thiệt cho biết: Dù tên gọi đơn vị hành chính (ĐVHC) có thay đổi, cũng như số lượng ĐVHC cấp xã trên địa bàn sau sáp nhập giảm còn 102, bao gồm 85 xã, 14 phường và 3 đặc khu, song dòng vốn chính sách vẫn được bảo đảm vận hành đều đặn, thông suốt. 

Chú thích ảnh
Từ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Chi nhánh đã chỉ đạo phòng giao dịch trên toàn địa bàn giữ nguyên mạng lưới Điểm giao dịch như trước đây, cụ thể, tiếp tục duy trì thực hiện 298 điểm giao dịch xã cũ .

“Chúng tôi ưu tiên bố trí nơi giao dịch tại các ĐVHC cấp xã mới thành lập, số còn lại cũng được bố trị tại trụ sở UBND các xã cũ và tại nhà văn hóa, khu phố và trụ sở ấp, thôn. Nhờ vậy, hơn 3 tuần lễ qua, các phòng giao dịch NHCSXH ở An Giang vẫn duy trì phục vụ nhân dân và các đối tượng chính sách ngay tại nơi cư trú, thuận tiện và hiệu quả nhất”, ông Đoàn Công Thiệt hồ hởi nói.

Chú thích ảnh
Từ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Cùng với các điểm giao dịch tại cơ sở xã, thôn, ấp; mọi giao dịch vay vốn, trả nợ, nộp lãi, gửi tiết kiệm… của NHCSXH - Chi nhánh An Giang cũng được giữ nguyên theo lịch cũ. Các phòng giao dịch cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và tổ chức chính trị - xã hội rà soát lại danh sách thôn, tổ dân phố, khu phố theo từng điểm giao dịch, thông báo lịch cụ thể đến các tổ tiết kiệm và vay vốn nhằm tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân được rõ.

Đồng thời, kịp thời nắm bắt tình hình thực tế để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh tại cơ sở sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.

“Phòng giao dịch NHCSXH chú trọng phối hợp với các phường, xã tăng cường tuyên truyền về tín dụng chính sách, quyết tâm không để đối tượng chính sách nào có nhu cầu không đươc tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đặc biệt thực hiện “giao dịch tại nhà, giải ngân tại xã” và duy trì hệ thống tín dụng chính sách “sát dân, gần dân”, theo phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ” được Đảng, Nhà nước, chính quyền sở tại và nhân dân đồng tình ủng hộ", bà Huỳnh Hoàng Ngọc hiện là giám đốc phòng giao dịch NHCSXH Long Xuyên, chia sẻ.

Chú thích ảnh
Từ nguồn vốn chính sách, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Ông Trần Quang Tuyên, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Hòn Đất bày tỏ, không kể thời gian trước hay sau sáp nhập, cán bộ tín dụng của NHCSXH là người gần dân, thấu hiểu hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình nhất, bởi họ thường xuyên bám sát cơ sở, gặp gỡ trực tiếp với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, nhiều lúc còn hướng dẫn người dân sản xuất, kinh doanh thế nào để đồng vốn được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả nhất.

Với việc duy trì mạng lưới giao dịch như trước khi sáp nhập, cùng sự nhiệt tình, tận tâm của cán bộ tín dụng chính sách ở tỉnh An Giang đã giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn không phải đi xa, tạo sự ổn định và yên tâm trong việc vay vốn, sử dụng vốn ưu đãi đầu tư phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao đời sống.

“Gia đình tôi vay vốn tại NHCSXH huyện Hòn Đất từ năm 2020 để đầu tư cải tạo 10 công đất trũng trồng cây khóm (dứa) kém hiệu quả, sang thâm canh cây sen cho thu nhập khá cao, thoát cảnh nghèo khó, túng thiếu. Từ đầu tháng này, sau khi sáp nhập xã, Phòng giao dịch NHCSXH Hòn Đất vẫn tiếp tục thực hiện các giao dịch như cho dân nghèo vay tại điểm giao dịch xã cũ gần nhà, nên tôi thấy rất yên tâm, thuận tiện bởi đã không phải đi xa, lại vay được vốn nhanh chóng, thuận lợi”, bà Bùi Thị Phương, ngụ ấp Thuận Hòa, xã Bình Sơn tâm sự.

Ông Nguyễn Thế Loan, Phó giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, NHCSXH - Chi nhánh An Giang tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới; triển khai tích cực việc phối hợp chặt trẽ với UBND các xã, phường, đặc khu bố trí các điểm giao dịch tại địa phương đảm bảo điều kiện làm việc, duy trì phát triển mạng lưới điểm giao dịch, lịch giao dịch, chuyển các phiên giao dịch về thôn, ấp trong bối cảnh một số xã, phường cũ đã bàn giao lại trụ sở làm việc, đảm bảo không gián đoạn hoạt động tín dụng chính sách của người dân; tích cực phối hợp với lực lượng công an xã, phường làm tốt công tác gìn giữ an ninh trật tự, an toàn về người, tài sản trong thời gian tổ chức giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng; đặc biệt phối hợp với ngành tài chính tham mưu với UBND tỉnh tăng cường bố trí vốn ngân sách địa phương ủy thác cho NHCSXH để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, nâng cao cuộc sống.

Thành Văn – Đông Dư
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1560/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN