Giúp dân an tâm, gắn bó với rừng

Anh Đào Xuân Thủy, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray cho biết: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã góp phần không nhỏ vào việc giữ màu xanh cho rừng Chư Mom Ray.

Chú thích ảnh
Tuần tra, quản lý bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray hiện đang được giao quản lý, bảo vệ gần 61.000 ha, trong đó rừng đặc dụng chiếm gần 93%. Nhờ làm tốt công tác quản lý, bảo vệ nên từ năm 2020 đến nay địa bàn quản lý của vườn quốc gia không để xảy ra vi phạm lâm luật, không xảy ra cháy rừng. Có được thành quả này ngoài nổ lực, cố gắng của cán bộ viên chức, người lao động của đơn vị thì Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum cũng đã đồng hành cùng góp phần giữ màu xanh cho các cánh rừng vùng biên nơi đây.

Anh Đào Xuân Thủy, Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray cho biết: Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã góp phần không nhỏ vào việc giữ màu xanh cho rừng Chư Mom Ray.

Nhờ có nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng mà người dân nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng ở các xã Sa Sơn, Sa Nhơn, Rờ Kơi (huyện Sa Thầy) và Sa Nhoong, Bờ Y (Ngọc Hồi) đã có nguồn thu ổn định hơn. Người dân có kinh phí để hỗ trợ trong việc quản lý bảo vệ rừng. Các nguồn thu trên góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống người dân.

Giúp dân an tâm, gắn bó với rừng. Nguồn thu từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cũng giúp cho chủ rừng có kinh phí chi trả lực lượng bảo vệ rừng, mua thêm trang thiết bị đồ bảo hộ, phòng cháy chữa cháy; chi cho người lao động hợp đồng thêm.

Nhân lực ít, diện tích rừng cần bảo vệ rộng, nhiều năm qua, để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã phải đưa công nghệ vào hỗ trợ cho nhân viên trong việc tuần tra, kiểm soát, quản lý, bảo vệ rừng. Việc đưa công nghệ vào phục vụ công tác chuyên môn, áp dụng công nghệ vào hoạt động tuần tra, kiểm tra, theo dõi diễn biến rừng đã góp phần giữ màu xanh cho các cánh rừng ở Chư Mom Ray. Các trang thiết bị hiện đại như smart phone, flycam và bẫy ảnh để kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng đã đem lại hiệu quả thiết thực. Các trang thiết bị trên cũng mua sắm, một phần được trích ra từ nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chi trả cho Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. 

Nhờ được hỗ trợ, trang bị thêm các thiết bị công nghệ đã hỗ trợ nhiều cho lực lượng tuần tra, quản lý, bảo vệ rừng nơi đây. Anh Nguyễn Đức Duy, nhân viên quản lý, bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Chư Mom Ray cho biết: Nhờ sự hỗ trợ từ thiết bị hiện đại, công tác tuần tra, kiểm tra của lực lượng chuyên trách được hỗ trợ nhiều, tránh đi lạc. Thiết bị vẻ đường đi, giám sát quãng đường di chuyển. Đi tuyến gặp con, cây gì, chụp hình ảnh sẽ lưu, định vị trên hành trình, hỗ trợ nhiều công tác quản lý”.

“Nguồn thu từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum được dùng để tái đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ rừng như: cho các hợp đồng bảo vệ rừng, cải cách tiền lương, phúc lợi, trang thiết bị… Ngoài ra, từ nguồn thu trên chúng tôi có thêm nguồn chi trả tin báo, chi phí mua tin để phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng” ông Đào Xuân Thủy khẳng định.
Rừng ở Chư Mom Ray ngày một thêm xanh, người dân, cộng đồng nhận khoán có cuộc sống ổn định hơn nhờ có sự đóng góp không nhỏ từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nơi đây./. 

Cao Nguyên
'Điểm tựa' của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum
'Điểm tựa' của đồng bào dân tộc thiểu số Kon Tum

Việc triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần thay đổi diện mạo các thôn, làng vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, bằng các chính sách đầu tư thiết thực, đời sống của người dân, nhất là người dân tộc thiểu số đang từng bước khởi sắc.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN