Đắk Lắk tập trung đầu tư cho các xã, thôn, buôn khó khăn nhất

Tỉnh Đắk Lắk ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.

Năm 2023, tỉnh Đắk Lắk bố trí 535.491 triệu đồng thực hiện Chương trình trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của địa phương xuống còn 3,5%. 

Chú thích ảnh
   Nông dân Đắk Lắk thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Hoài Thu/TTXVN

UBND tỉnh đề ra các các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn, buôn khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

Đồng thời bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân, phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số. 

Tỉnh ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân. Đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

Tỉnh Đắk Lắk tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình.

Theo kế hoạch, tổng vốn thực hiện Chương trình trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 giai đoạn 1 (từ năm 2021 đến năm 2025) của tỉnh Đắk Lắk là hơn 2.258.251 triệu đồng.

PV
Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng biên Bình Phước giúp nhau thoát nghèo
Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng biên Bình Phước giúp nhau thoát nghèo

Những năm qua, tại huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) ngày càng có nhiều hội viên phụ nữ nghèo là dân tộc thiểu số tận dụng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển mô hình kinh tế, giúp tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Điều đó đã khẳng định sự tích cực vào cuộc của chính quyền địa phương, đặc biệt là các cấp Hội Phụ nữ, cùng sự quyết tâm thoát nghèo bền vững của hội viên phụ nữ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN