Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại Lạng Sơn

Trong hơn 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hệ thống kết cấu hạ tầng không ngừng được cải thiện, đầu tư mới, hoàn thành, góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

Tỉnh Lạng Sơn phát huy hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống cho nhân dân. 

Chú thích ảnh
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030, góp phần thay đổi diện mạo KT-XH Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN

Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023 và giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ quyết liệt giải ngân nguồn vốn thực hiện; tiếp tục đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu, thực hiện, nhất là ở cấp cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đặc biệt là, không để xảy ra tiêu cực, sai phạm trong quá trình thực hiện.

Tỉnh tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời giữa các cơ quan, đơn vị, sở, ngành trong công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Chương trình tại các cấp...

Theo  Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong hơn 2 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hệ thống kết cấu hạ tầng không ngừng được cải thiện, đầu tư mới, hoàn thành, góp phần đáng kể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 đạt 7,22%; 6 tháng đầu năm 2023 đạt 5,32%. Các khu vực kinh tế đều có chuyển biến tích cực. Tỉnh có 21/50 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 42% so với mục tiêu đề ra (dự kiến năm 2023 có thêm 10 xã đạt chuẩn); 10/25 xã nông thôn mới nâng cao mới (dự kiến năm 2023 có thêm 5 xã); giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm đạt 3%, đáp ứng mục tiêu đề ra.

Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3,15% so với năm 2021, vượt 105% so với mục tiêu đề ra; hoàn thành đưa 2 xã là Châu Sơn, huyện Đình Lập và xã Thiện Hòa, huyện Bình Gia và 14 thôn ra khỏi khu vực đặc biệt khó khăn.

Đến tháng 6/2023, hơn 93% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 1.668 km đường giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông hóa hoặc cứng hóa; 79% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; trên 90% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình; 100% cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được đào tạo...

Tuy nhiên, quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ giải ngân vốn của tỉnh còn thấp, nhất là vốn sự nghiệp. Kết quả rà soát một số dự án, tiểu dự án thành phần trùng lắp về phạm vi, chưa đảm bảo với khả năng triển khai mục tiêu, nhiệm vụ của tỉnh giai đoạn 2021- 2025. Một số nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa phù hợp với thực tế tại tỉnh miền núi như Lạng Sơn. Khả năng huy động nguồn lực của tỉnh để đối ứng Chương trình mục tiêu quốc gia hạn chế…

Từ thực tế triển khai, tỉnh Lạng Sơn đề nghị, các bộ, ngành Trung ương xem xét, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách ưu tiên, tăng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với đặc thù là tỉnh khó khăn, nhiều xã biên giới, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/10/2017 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới đất liền kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại...

PV
Phát hiện hơn 900 hiện vật khảo cổ tại hang Ngườm Sâu, Lạng Sơn
Phát hiện hơn 900 hiện vật khảo cổ tại hang Ngườm Sâu, Lạng Sơn

Giám đốc Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn Nông Đức Kiên cho biết, Bảo tàng tỉnh vừa phối hợp với Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tiến hành khai quật di chỉ khảo cổ tại hang Ngườm Sâu (thôn Làng Giang, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng), phát hiện trên 900 hiện vật khảo cổ học giá trị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN