Bình Định: Tín dụng chính sách phát huy hiệu quả tại Hoài Nhơn

Trên miền quê biển Hoài Nhơn, hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, có đủ điều kiện đã được vay vốn ưu đãi của Nhà nước thuận lợi, kịp thời đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nguồn thu, nâng cao đời sống.

Chú thích ảnh

Theo ông Lê Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), kiêm Trưởng ban đại diện HĐQT Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) Hoài Nhơn: Năm 2023 địa phương đã xóa hộ nghèo thành công ở 3 xã, phường: Hoài Hải, Tam Quan và Tam Quan Bắc. Đến ngày 10/10/2024, Hoài Nhơn đã hoàn thành trước thời hạn công cuộc giảm nghèo bền vững tại 14/14 xã, phường.

Đặc biệt, vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương (28/3/1975-28/3/2025), qua đợt thi đua cao điểm 200 ngày Toàn dân chung tay xây dựng thị xã Hoài Nhơn, địa phương đã không còn hộ nghèo. Hoài Nhơn cũng đã tích cực thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, xây dựng 283 căn nhà  cho hộ nghèo, cận nghèo. Qua đó, giúp 612 hộ thoát khỏi hộ nghèo, 845 hộ thoát khỏi hộ cận nghèo.

Chú thích ảnh

Thành quả ấn tượng này có được là nhờ quyết tâm chính trị cao, cùng sự chung sức, đồng lòng của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, ban ngành, các tầng lớp cán bộ, nhân dân ở tất cả 17 xã, phường... đã tập trung huy động mọi nguồn lực, trong đó có nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, cho việc xoá đói giảm nghèo tại đây.

“Cuộc hành trình giảm nghèo bền vững, đa chiều tại Hoài Nhơn được thực hiện rất hiệu quả, bài bản các giải pháp, đáng kể đến giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp có trọng tậm, trọng điểm của nguồn vốn tín dụng chính sách đã trở thành đòn bẩy kiến tạo kinh tế phát triển, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống cho cộng đồng”, ông Phạm Trương- Bí thư thị ủy Hoài Nhơn, khẳng định.

Đúng như đánh giá của lãnh đạo thị xã Hoài Nhơn, hiệu quả và ảnh hưởng từ nguồn vốn tín dụng chính sách rất rõ rệt, được các cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận, tin tưởng.

Chú thích ảnh
Giám đốc NHCSXH thị xã Hoài Nhơn, bà Đặng Thị Hương (thứ 5 từ trái sang) tặng hoa cho các cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chương trình tín dụng cho vay hộ nghèo giai đoạn 2020-2025.

Giám đốc kiêm Bí thư chi bộ Đảng Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã, Hoài Nhơn, bà Đặng Thị Hương, cho biết: Điểm thuận lợi nhất là trong nhiều năm liền, lãnh đạo địa phương luôn quan tâm đến công tác giảm nghèo, cũng như thống nhất về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách trong việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững. Cụ thể, ngay từ những năm tháng đầu thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đặc biệt là sau hơn 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các cấp ủy đảng, chính quyền đã thực sự quan tâm, chú trọng công tác chỉ đạo đến mọi hoạt động của tín dụng chính sách.

Chú thích ảnh
Cán bộ NHCSXH thị xã Hoài Nhơn thường xuyên bám địa bàn, tận tình bàn bạc hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn hiệu quả phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề thủ công, dịch vụ, qua đó cải thiện cuộc sống.

Đáp lại sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của địa phương, NHCSXH thị xã Hoài Nhơn, tiền thân là huyện Hoài Nhơn, luôn đồng tâm, nhất trí trong thực hiện công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững của thị xã Hoài Nhơn, thông qua những việc làm đồng bộ, cụ thể như: Tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính, tổ chức chuyển tải kịp thời, an toàn các nguồn vốn chính sách về tận xã, phường, tạo điều kiện giúp hộ nghèo, nhất già các hộ đồng bào dân tộc Chăm, Hoa khó khăn, được tiếp cận thuận lợi, đầy đủ với các dịch vụ của NHCSXH.

Chú thích ảnh
Cán bộ NHCSXH thị xã Hoài Nhơn thường xuyên bám địa bàn, tận tình bàn bạc hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn hiệu quả phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề thủ công, dịch vụ, qua đó cải thiện cuộc sống.

Việc triển khai tín dụng chính sách ở Hoài Nhơn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Giai đoạn 2020-2025, nguồn vốn trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, ngày càng đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến ngày 31/3/2025, tổng nguồn vốn hoạt động của đơn vị đạt 821,719 tỷ đồng, tăng 334,379 tỷ đồng so với cuối năm 2019. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt gần 116 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14% tổng nguồn vốn. Cùng với đó, tổng doanh số cho vay 5 năm qua đạt 1.140 tỷ đồng, với hơn 26.000 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn.

Chú thích ảnh
Cán bộ NHCSXH thị xã Hoài Nhơn thường xuyên bám địa bàn, tận tình bàn bạc hướng dẫn hộ vay vốn sử dụng vốn hiệu quả phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề thủ công, dịch vụ, qua đó cải thiện cuộc sống.

Dòng chảy tín dụng chính sách được khơi thông đã giúp cho gần 4.850 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, giúp cho hơn 6.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, góp phần quan trọng thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững của thị xã, góp phần xóa hộ nghèo trên địa bàn vào cuối năm 2024; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo theo chuẩn giai đoạn 2022-2025 từ 4,83% vào cuối năm 2021 xuống còn 1,72% vào cuối năm 2024; hơn 8.500 lao động có việc làm ổn định tại địa phương, 146 lao động đi làm việc ở nước ngoài, giúp cho gần 6.200 lượt học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập.

Có trên 12.500 công trình nước sạch và công trình vệ sinh được xây dựng từ nguồn vốn tín dụng chính sách, 180 đối tượng ưu đãi được vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở, 7 doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 được vay vốn để trả lương cho gần 4.000 lao động.

Đặc biệt đã có 40 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Trên miền quê biển Hoài Nhơn, hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, có đủ điều kiện đã được vay vốn ưu đãi của Nhà nước thuận lợi, kịp thời đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nguồn thu, nâng cao đời sống.

Đơn cử như chị Nguyễn Thị Bích Liễu, ngụ khu phố Hội Phú, phường Hoài Hảo, đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ việc làm của NHCSXH tại xã Hoài Nhơn để mua thêm máy móc, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất bột dinh dưỡng ngũ cốc và trà gạo lứt hoa nhài, đáp ứng tiêu dùng của đông đảo khách hàng trong, ngoài địa bàn. Hiện tại, bình quân mỗi tháng, cơ sở sản xuất của chị Liễu xuất bán 500kg bột ngũ cốc và 300kg trà hoa nhài, doanh thu hơn một trăm triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 03 lao động với mức thu nhập 5-7 triệu đồng/người/tháng

Phát huy thành tích đạt được, NHCSXH thị xã Hoài Nhơn tiếp tục chủ động triển khai hiệu quả Chỉ thị 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới, tích cực thực hiện các phong trào thi đua “cùng cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “cùng cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “cán bộ ngân hàng rèn đức, luyện nghề, say sưa sáng tạo”, phấn đấu giữ vững vai trò là “điểm sáng” là “trụ cột” trong công cuộc giảm nghèo bền vững, xứng đáng là cán bộ ngân hàng “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, hộ nghèo và các đối tượng chính sách, qua đó góp phần thiết thực vào cuộc hành trình giảm nghèo, dựng xây cuộc sống mới của vùng đất cửa ngõ, phía bắc tỉnh Bình Định chủ động bước vào kỷ nguyên vươn mình cùng đất nước.

Minh Uyên
Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân Thành phố mang tên Bác
Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ cho người dân Thành phố mang tên Bác

Hơn 20 năm qua, đã có hơn 1 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở TP Hồ Chí Minh được vay vốn chính sách

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ

Các đơn vị thông tin của TTXVN