Người dân khu vực Tachira, Venezuela qua cầu Simon Bolivar để sang mua sắm hàng hóa tại Cucuta, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN |
Giá dầu giảm mạnh dẫn đến khủng hoảng kinh tế đã làm cho quốc gia Nam Mỹ này rơi vào tình trạng thiếu thốn thực phẩm và thuốc men trầm trọng, đi kèm với lạm phát lên đến 181%. Xếp thứ hai trong bảng danh sách “khốn khổ” này là Bosnia and Herzegovina.
Nam Phi hiện xếp thứ ba trong danh sách 74 nền kinh tế khốn khó nhất thế giới. Tỷ lệ thất nghiệp của Nam Phi hiện là 26,6% trong bối cảnh nhu cầu nguyên liệu thô sụt giảm đã làm hàng nghìn công nhân ngành khai thác khoáng sản mất việc làm, cùng với các tác nhân ảnh hưởng đến kinh tế như hạn hán và thiếu hụt điện đã tác động đến các kế hoạch phát triển của nước này.
Chính phủ Nam Phi năm 2014 đã thông qua “Kế hoạch phát triển quốc gia” nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 14% vào năm 2020 và 6% vào năm 2030. Tuy nhiên, với nền kinh tế được dự báo tăng trưởng bằng 0% trong năm 2016, các mục tiêu của chính phủ nước này dường như là bất khả thi. Tỷ lệ lạm phát trong sáu tháng đầu năm 2016 của Nam Phi là 6,3%, với giá thực phẩm tăng mạnh.