Nơi đào tạo cầu nối quan hệ Nga-Việt

Trong quan hệ Nga-Việt không thể không nhắc tới chiếc cầu nối ngôn ngữ. Việc phiên dịch, chuyển tải từ tiếng Nga sang tiếng Việt hay ngược lại khá bình dị song góp phần không nhỏ vào thành công của các cuộc hội đàm, tiếp xúc, giao dịch kinh doanh, hay nghiên cứu... Để có cái nhìn và đánh giá xác đáng khía cạnh này, cũng như tìm hiểu suy nghĩ của người trong cuộc, phóng viên TTXVN đã tới 2 cơ sở chủ chốt đào tạo tiếng Việt cho sinh viên Nga tại LB Nga.

Lớp học tiếng Việt tại Đại học tổng hợp Liên bang Viễn Đông.


Đại học Tổng hợp Liên bang Viễn Đông (FEFU) là một trong những cơ sở đào tạo hiện đại, bề thế bậc nhất của LB Nga tọa lạc trên "Đảo Nga" ở thành phố Vladivostosk. Tại đây có đông sinh viên Nga nhất đang theo học ngành tiếng Việt.

Ông Aleksandr Sokolovskyi, Trưởng Khoa các nước Nam và Đông Nam Á, Viện Phương Đông thuộc FEFU, cho biết trường năm nào cũng tiếp nhận sinh viên theo học khoa tiếng Việt. Năm nay trường tiếp nhận 12 sinh viên và hiện tại trường có tổng cộng 35 sinh viên học tiếng Việt. Hàng năm đều có một số sinh viên Nga sang Việt Nam thực tập theo thỏa thuận liên chính phủ. Trường cũng lập ra Trung tâm Văn hóa Việt Nam để tổ chức các sự kiện kỷ niệm lớn của Việt Nam.

Theo ông Sokolovskyi, trong năm qua một nhóm lớn sinh viên lớn, gần 10 người đã tốt nghiệp. Tất cả các sinh viên đều có việc làm. Họ làm việc trong các công ty, kể cả doanh nghiệp Việt Nam, làm việc tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Vladivostosk. 2 sinh viên học tiếng Việt tốt nghiệp được tiếp nhận vào Bộ Ngoại giao Nga. Họ cũng làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Việt Nam, cả TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Cũng theo lời ông Sokolovskyi, "mong muốn của nhiều sinh viên muốn học tiếng Việt cho thấy thế hệ trẻ cảm nhận được rằng đã tới lúc cần nhiều chuyên gia tiếng Việt hơn bởi vậy họ đăng ký theo học với hy vọng có thể dễ dàng tìm việc làm".

Sinh viên năm thứ 5, Evgheni Posutkin cho rằng hiện có "rất nhiều người Nga muốn sang Việt Nam và muốn học tiếng Việt". Theo Evgheni, 30 năm trước bố em đã sang Việt Nam, gặp gỡ nhiều người Việt Nam, khi trở về nói rằng em cũng phải sang Việt Nam và cố gắng học tiếng Việt. Vì vậy em quyết định học tiếng Việt. Còn sinh viên năm thứ 2, Sasa Poletaeva kể cô quyết định học tiếng Việt vì đây là ngôn ngữ hiếm và có thể tìm cho mình công việc thú vị với ngôn ngữ này.

Lớp học tiếng Việt tại đại học MGIMO.


Tới Đại học Ngoại giao Quốc gia Moskva (MGIMO) - một trong những trường danh tiếng nhất của Nga, ở đây cũng có môt lớp tiếng Việt với 6 sinh viên. Giảng viên Svetlana Glazunov, con gái nhà Việt Nam học nổi tiếng Evgeny Glazunov, cho biết hiện trường chỉ có một khóa sinh viên học tiếng Việt năm thứ 4, tuy nhiên trong năm nay sẽ có thêm một lớp nữa.

Cô Glazunov nói: "Theo các sinh viên, họ học tiếng Việt theo phân bổ, nghĩa là học tiếng Việt là một sự 'bất ngờ dễ chịu', tuy nhiên từng bước tôi hy vọng chúng tôi nghiên cứu đất nước, nghiên cứu ngôn ngữ, sau đó sang Việt Nam, hầu hết các sinh viên sẽ ngấm và hài lòng vì học tiếng Việt". Cô Svetlana cho rằng dù sao vẫn có nhu cầu học tiếng Việt bởi các thỏa thuận vẫn được ký và 2 nước có nhiều quan hệ hợp tác mới.      
     
Sinh viên năm thứ 4, Dasa Palnova cho biết: "Em không chọn tiếng Việt và bất ngờ khi được phân học tiếng Việt. Tuy nhiên sau đó em thấy vui vì đã học ngôn ngữ hiếm như vậy. Học tiếng Việt tương đối khó, song thú vị".

2 sinh viên MGIMO, Kirienko (áo xanh) và Pavlovna thể hiện bài hát "Ngài mai tôi sẽ lên đường".


Sinh viên Aleksandr Taliuk thì kể: "Ban đầu các bạn của tôi không nghĩ tôi học tiếng Việt, tuy nhiên đến nay tôi đã học được 4 năm và cảm thấy vui đã học ngôn ngữ này bởi Việt Nam là quốc gia có lịch sử, văn hóa phong phú, hơn nữa có mối quan hệ từ lâu với Nga. Sau khi tốt nghiệp, tôi có thể sẽ làm ở Đại sứ quán Nga tại Việt Nam và có thể có sự nghiệp của mình ở đó". Theo em Taliuk, hiện quan hệ Nga-Việt đang phát triển tích cực, cả trong lĩnh vực du lịch, quân sự và dầu khí và có thể em và các bạn trong lớp sẽ không chỉ làm ở Bộ Ngoại giao Nga, mà cả ở khu vực tư nhân nào đó.

Sinh viên Natasha Kirienko cho biết cô bị thuyết phục sau 4 năm học tiếng Việt. Sự thích thú đặc biệt với tiếng Việt của cô xuất hiện sau chuyến đi đầu tiên tới Hà Nội để thực tập 1 tháng tại Đại học Luật. Sau đó cô muốn quay trở lại và hè năm nay, cô cùng bạn Evghenhia Pavlovna đã trở lại Hà Nội 2 tuần. Em Pavlovna thì cho biết cô là người duy nhất trong lớp chọn học tiếng Việt. Cô quan tâm tới tiếng Việt từ lâu vì mối quan hệ của người thân tác động tới cô: Ông cô có quan hệ với Việt Nam, bà cô cũng đã ở Việt Nam.

Bài hát "Ngày mai tôi sẽ lên đường" do 2 sinh viên trường MGIMO, Kirienko và Pavlovna thể hiện nghi nhận những nỗ lực và tình cảm của các em dành cho Việt Nam. Hy vọng, trong thời gian tới sẽ ngày càng có nhiều sinh viên Nga học tiếng Việt, tạo cầu nối vững chắc cho quan hệ hai nước.


Duy Trinh (P/v TTXVN tại Moskva)
     

Tìm giải pháp dạy tiếng Việt cho kiều bào
Tìm giải pháp dạy tiếng Việt cho kiều bào

Đẩy mạnh việc dạy và học tiếng Việt, góp phần giữ gìn tiếng mẹ đẻ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là một nội dung quan trọng của Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên hiệu quả công tác này chưa cao.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN