Tổng thống Nga Vladimir Putin được nhìn thấy qua chiếc cốc của C-Explorer 5 chìm sau chuyến lặn ở Vịnh Phần Lan tại Biển Baltic, ngày 15/7 /2013. Ảnh: Reuters
|
Nguồn tin cho biết số tiền này sẽ được sử dụng trong việc nâng cấp các cơ sở xử lý nước thải của thành phố Ulan-Ude, Cộng hòa Buryatia (thuộc LB Nga), ở phần hữu ngạn của hồ nước ngọt lớn nhất hành tinh này.
Dự án này thuộc Chương trình cấp liên bang về "Bảo vệ hồ Baikal và phát triển kinh tế-xã hội vùng hồ Baikal giai đoạn 2012-2020". Cụ thể dự án cải tạo hệ thống thoát nước sẽ tập trung giảm khối lượng nước thải chảy vào lòng hồ Baikal và cải thiện môi trường sinh thái trong thành phố Ulan-Ude.
Nằm ở phía Đông Nam Siberia, thuộc lãnh thổ LB Nga, hồ Baikal là món quà thiên nhiên mà tạo hóa ban tặng cho nước Nga. Với làn nước trong xanh xuyên tận đáy hồ, hồ Baikal còn được biết đến với cái tên "Viên ngọc xanh của Siberia" và được Tổ chức Văn hóa, Khoa học, và Giáo dục LHQ (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.
Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới (độ sâu 1.620m), đồng thời là hồ cổ xưa nhất và trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt toàn thế giới. Hàng năm có khoảng 50 nghìn khách du lịch đến thăm hồ Baikal.
Chính phủ Nga đã và đang đầu tư rất lớn trong việc bảo vệ nguồn thuỷ sản cũng như hệ sinh thái tự nhiên của hồ Baikal và muốn biến nó thành công viên nước của thế giới gồm toàn bộ các loại hình du lịch sinh thái rừng - núi - hồ nước - tắm hồ - cắm trại - nghỉ dưỡng - đua trên băng - câu cá - đua thuyền - nghiên cứu khoa học...