Mỹ thải CO2 thấp nhất trong 20 năm qua

Chính phủ Mỹ cho biết, lượng khí thải CO2 mà nước này thải ra vào khí quyển đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Đây là một bước ngoặt đáng ngạc nhiên và nguyên nhân lớn nhất là nhiều nhà máy sản xuất điện đã dùng nguồn khí đốt tự nhiên dồi dào và rẻ tiền thay vì than.

 

Một khu khai thác khí đốt tự nhiên ở Zelienople, bang Pennsylvania. Ảnh: Internet

 

Nhiều nhà khoa học về khí hậu trên thế giới đã không dự báo trước được điều này, phần lớn là vì khí CO2 giảm do tác động của giá cả thị trường chứ không phải do hành động trực tiếp của chính phủ Mỹ.

 

Ông Michael Mann, Giám đốc Trung tâm khoa học hệ thống Trái Đất thuộc trường Đại học Penn State, cho rằng việc nước Mỹ không dùng than chỉ là một điều “lạc quan thận trọng” trong đối phó với biến đổi khí hậy. Ông cho rằng điều đó có nghĩa là “Mỹ đã đi theo ví tiền” trong vấn đề ấm lên toàn cầu.

 

Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ thuộc Bộ Năng lượng, lượng CO2 Mỹ thải ra trong 4 tháng đầu năm 2012 đã giảm xuống mức của năm 1992.

 

Sản lượng khí đốt dồi dào khai thác ở các bang như Texas, Arkansas, Louisiana đã làm cho giá bán sỉ khí đốt tự nhiên giảm từ 7 USD/đơn vị xuống còn 3 USD/đơn vị trong 4 năm qua. Giá này rẻ hơn giá than và do đó các nhà máy sản xuất điện đã chuyển sang dùng nguồn nhiên liệu này.

 

Cả chính phủ và các chuyên gia đều cho rằng điều ngạc nhiên lớn nhất là tốc độ nhanh chóng mà ngành điện “hắt hủi” than. Năm 2005, than vẫn được dùng để sản xuất khoảng 50% điện ở Mỹ. Trong tháng 3/2012, con số này giảm xuống 34%, mức thấp nhất kể từ trước đến nay.

 

Vấn đề đặt ra là xu hướng này chỉ là một đốm sáng trong bức tranh u ám hay là một xu hướng rộng rãi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khí đốt tự nhiên không phải là giải pháp lâu dài cho vấn đề CO2.

 

Sử dụng than và năng lượng vẫn tăng nhanh ở nhiều nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, khiến lượng CO2 toàn cầu tăng. Lượng khí thải CO2 của Trung Quốc ước tính khoảng 9 tỷ tấn năm 2011, chiếm 29% tổng lượng toàn cầu. Mỹ chiếm khoảng 16%.

 

 

Thùy Dương

Những nước đứng đầu thế giới về nạn phá rừng và khí thải
Những nước đứng đầu thế giới về nạn phá rừng và khí thải

Trong tổng số 180 nước được khảo sát của tổ chức FAO, Nigiêria, Inđônêxia và CHDCND Triều Tiên có tỷ lệ rừng bị phá cao nhất thế giới, trong khi Trung Quốc và Mỹ là hai nước đứng đầu về thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN