Đội quân robot công nhân tham gia "cách mạng bán hàng"

“Cuộc cách mạng bán hàng” trên thế giới đang diễn ra như vũ bão với sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn bán lẻ trong công cuộc tranh giành “thượng đế”, tạo ra một đội quân robot giúp việc vô cùng hùng hậu.

Bên trong nhà kho của công ty chuyên đóng gói và giao hàng online Quiet Logistics ở thị trấn ngoại ô bên ngoài thành phố Boston, Mỹ, không gian tĩnh lặng một cách kỳ lạ. Khoảng 200 công nhân không gây ra một tiếng động, đóng hộp những món đồ thời trang của các công ty khởi nghiệp đang ngày càng lớn mạnh và chuộng mô hình giao hàng thần tốc, trực tiếp từ các nhà kho đến tay khách hàng ngay sau một vài thao tác mua trên các website. 

Với thu nhập từ 12 - 18 USD/giờ, những công nhân như của Quiet được trả tiền để tạo nên sự thần tốc và tiện lợi đó với sự hỗ trợ đắc lực của một thế hệ robot giúp việc được dự báo sẽ làm thay đổi môi trường làm việc của con người cũng như cách thức hoạt động của hàng chục ngành công nghiệp trước những bước tiến của công nghệ chỉ trong vài năm tới. Và toàn bộ câu chuyện này mở đầu bằng một thương vụ năm 2012 của gã khổng lồ bán lẻ Amazon.

Thay đổi hay là chết

Năm 2012, với mức giá 775 triệu USD, Amazon mua lại công ty robot Kiva Systems có trụ sở ở Massachusetts, đổi tên thành Amazon Robotics và gần như ngay lập tức đưa ra quyết định chỉ chế tạo robot phục vụ Amazon. Động thái này cùng việc mở rộng dịch vụ Amazon Prime hứa hẹn giúp Amazon rút ngắn thời gian giao hàng cho khách xuống còn hai ngày. Trong bối cảnh đó, những công ty giao hàng khác trong đó có Quiet, buộc phải tìm ra một giải pháp công nghệ mới để cạnh tranh và tồn tại.

Những chú robot Locus trong nhà kho.

Một mặt, những chú robot Kiva đời cũ vẫn được Quiet sử dụng để chuyển hàng đến địa điểm được yêu cầu theo lệnh triệu tập, qua đó giúp công nhân tiết kiệm thời gian và sức lực trong khâu đóng gói và vận chuyển hàng hóa thay vì phải di chuyển trên quãng đường dài gần 20 km mỗi ngày. Nhưng việc robot Kiva cần một hệ thống mạng lưới mã trên mặt đất để định vị đường đi, cũng như tình trạng “mù lòa” của những chú robot này khi luôn đâm phải những người vô tình đứng chắn, gây bất tiện cho các nhà kho trong quá trình hoạt động. 

Nhìn thấy cơ hội để tạo ra một loại robot ưu việt hơn sau quyết định bức tử robot Kiva trên thị trường công nghệ, ông Bruce Welty, nhà sáng lập và đồng thời là chủ tịch của Quiet Logistics với số tiền gần 14 triệu USD sau 2 năm cặm cụi cùng các cộng sự đã cho ra đời công ty Locus Robotics hoạt động độc lập với Quiet Logistics, có nhiệm vụ tạo ra những chú robot nhà kho thế hệ mới. Robot Locus với chiều cao khoảng 1,5 m được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các nhà kho phân phối các mặt hàng quần áo, giày dép cùng nhiều loại phụ kiện khác. Hồi tháng 5, công ty gây quỹ được 8 triệu USD và những chú robot Locus sẽ xuất hiện trên thị trường với mức giá khoảng 30.000 USD.

Với một màn hình iPad trên đầu, robot Locus cho công nhân biết chính xác vị trí của món hàng, nhận và tự động đưa món hàng đến khu vực đóng gói, có khả năng phát hiện và tránh chướng ngại trên đường, qua đó cho phép các công ty vận chuyển dễ dàng đưa ra quyết định nâng cấp công nghệ với hệ thống nhà kho sẵn có. Một khả năng khác của robot Locus là thay đổi ngôn ngữ theo lựa chọn của công nhân tại nhiều công ty khác nhau. 

Với khoảng trống những chú robot Kiva để lại sau thương vụ của Amazon, Locus không phải là công ty robot duy nhất xuất hiện để chiếm lĩnh thị trường nhằm nâng cao năng suất lao động của công nhân. Nhưng việc nhiều công ty đều cùng đang theo đuổi hướng đi này gây một mối quan ngại trong vấn đề lao động: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công nghệ không dừng lại và sẽ đi từ chỗ hỗ trợ con người đến chỗ thay thế con người. 

Trả lời về vấn đề này, ông Welty khẳng định, mô hình ông mong muốn là “một sự kết hợp của robot, con người và giao diện người dùng cùng nhau tạo ra giải pháp tối ưu nhất”. Trong khi đó, giám đốc điều hành (CEO) Tom Galluzzo của Iam Robotics nhận định các nhà chiến lược nhìn thấy một tiến trình của công nghệ nơi những người làm việc trong môi trường có sự hỗ trợ của robot sẽ có công việc nhẹ nhàng hơn và có giá trị hơn. Còn CEO Melonee Wise của Fetch Robotics thì khẳng định, đây không phải là câu chuyện lựa chọn hoặc là robot hoặc là con người. “Đây là robot và con người”, ông nói. 
Vũ Anh
Trường đại học đầu tiên mua robot phục vụ giảng dạy và nghiên cứu
Trường đại học đầu tiên mua robot phục vụ giảng dạy và nghiên cứu

Hai chú robot hình người có tên NAO đến từ Nhật Bản đã được trường Đại học Lạc Hồng (Đồng Nai) mua để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu. NAO là robot mang hình dáng con người có chiều cao 58 cm, được tạo thành từ hàng trăm cảm biến, động cơ và phần mềm điều khiển bởi hệ điều hành NAOq iOS.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN