Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin Pingping vẫn có bộ phận sinh dục nữ cũng như chưa từng hoài nghi về giới tính của mình. Trong một lần đến bệnh viện để khám vì đau mắt cá chân, cô đã được chỉ định chụp X-quang.
Bất ngờ thay, kết quả phim X-quang cho thấy xương của cô chưa phát triển qua giai đoạn thời thiếu niên. Qua hỏi thăm, các bác sĩ được biết Pingping – tên của cô gái đã được thay đổi – chưa từng có kinh nguyệt. Cô gái trẻ cho biết bản thân đã giấu nhẹm chuyện này vì xấu hổ.
“Lúc tôi còn nhỏ, mẹ đưa tôi đi khám. Bác sĩ nói tôi chỉ phát triển chậm hơn các bạn khác về mặt sinh lý, và nói tôi có thể có kinh nguyệt trong vài năm tới. Khi lớn lên, tôi thấy vấn đề này khá xấu hổ nên tôi đã lờ nó đi”, cô gái kể lại.
Bệnh viện Cao đẳng Y tế trực thuộc Đại học Chiết Giang thông báo trên WeChat rằng dù không có kinh nguyệt, Pingping chẳng có lý do gì để nghi ngờ mình không phải phụ nữ về mặt sinh học vì cô vẫn có bộ phận sinh dục nữ bên ngoài.
Khi đi khám nội tiết tại bệnh viện, Pingping nói: “Tôi và chồng đã cố gắng để mang thai suốt 1 năm nhưng không thành công. Có phải điều đó cũng liên quan đến tuổi xương của tôi cũng như tình trạng không có kinh nguyệt không?”.
Kết quả xét nghiệm cho thấy cô bị huyết áp cao và hạ kali trong máu. Đó là triệu chứng điển hình của căn bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, có thể dẫn đến rối loạn phát triển giới tính. Các bác sĩ cho biết điều này có thể do cha mẹ cô có quan hệ họ hàng gần.
Bác sĩ nội tiết Dong Fengqin tiết lộ xét nghiệm gen cho thấy kiểu nhân tế bào của Pingping là 46, XY thường thấy ở đối tượng nam giới có bộ phận sinh dục không rõ ràng là nam hay nữ. Cô gái trẻ cũng được thông báo rằng ngoài việc không có buồng trứng hay tử cung như những người phụ nữ khác, cô cũng không có bộ phận sinh dục nam và trái lộ hầu của đàn ông.
“Chúng tôi không tìm thấy tinh hoàn ẩn trong cơ thể cô ấy. Có lẽ đó là vì cô ấy đã đủ lớn và nó đã bị thoái hóa và teo đi”, bác sĩ Dong nói.
Khi huyết áp và nồng độ kali trong máu đã được kiểm soát, bệnh viện cho biết Pingping vẫn chưa quyết định được mình muốn trở thành giới tính nào.
Hu Shaohua, deputy director of the hospital’s Mental Health Center told the Post that physical issues aside, the most important thing now for Pingping was to rebuild a gender identity.
Hu Shaohua, Phó Giám đốc Trung tâm sức khỏe tâm thần tại bệnh viện trên chia sẻ bên cạnh vấn đề thể chất, điều quan trọng nhất hiện nay đối với Pingping là phải chọn lại giới tính. Ông cho biết sẽ cần nhiều thời gian để cô xây dựng lại vai trò trong xã hội cũng như xây dựng lại gia đình và quá trình này sẽ không hề dễ dàng.
Theo ông, gia đình nên đưa cô đi thăm khám từ nhiều năm trước. Điều này cho thấy họ vô cùng thiếu kiến thức về giới tính. Một chuyên gia khác cũng cho rằng sự việc đã nêu bật vấn nạn “khát” giáo dục giới tính tại các trường học của Trung Quốc. Nội dung giảng dạy về giới tính trong các nhà trường hiện nay chỉ dừng trên sách vở cũng như thường xuyên bị bỏ qua hoặc chỉ đề cập hời hợt.