Trong niên học trước, mức giảm học phí là 48%. Tại những trường nhỏ có chưa tới 4.000 sinh viên, mức giảm học phí đối với sinh viên năm thứ nhất là 50,9%.
Tuy nhiên, tờ The Wall Street Journal cho rằng chiến lược giảm học phí để chiêu sinh được nhiều hơn xem ra chưa phát huy tác dụng. Thay vào đó, việc học phí giảm mạnh phản ánh thực tế là quyền ấn định chi phí giáo dục đã được chuyển từ nhà trường sang cho sinh viên và gia đình của họ, trong bối cảnh dư luận Mỹ đang hoài nghi về chất lượng của tấm bằng đại học đầy tốn kém.
Hiện tại Mỹ, số lượng sinh viên đại học nói chung đang theo chiều hướng suy giảm, với việc mùa Thu năm ngoái số sinh viên chưa tốt nghiệp đã giảm 1,9% xuống còn 16,3 triệu người. Khoảng một nửa số trường được khảo sát cho biết số sinh viên năm thứ nhất của họ giảm hoặc không tăng.
Ông Ken Redd, Giám đốc nghiên cứu và phân tích chính sách của Hiệp hội các trường đại học Mỹ cho rằng xu hướng giảm học phí là "rất đáng ngại" và không thể kéo dài lâu được.
Tuy nhiên, xu hướng giảm học phí cũng có mặt tích cực, chí ít là đối với các sinh viên. Cứ 10 sinh viên năm thứ nhất thì có tới gần 9 người được nhà trường cho hưởng khoản trợ cấp dựa trên nhu cầu và thành tích học tập, tăng so với tỷ lệ 81% của một thập niên trước, và khoản trợ cấp này có trể trang trải cho hơn 56% tiền học phí, tăng so với mức gần 49% của thập niên trước.