Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ký Quyết định số 374/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển hệ thống trung tâm đào tạo xuất sắc và tài năng về công nghệ 4.0 đến năm 2030.
Dịch vụ công trực tuyến đã có sự cải thiện rõ rệt cả về số lượng và chất lượng.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, khẳng định vị trí, vai trò của người có uy tín trong xã hội.
Ngày 8/12, Văn phòng Chính phủ ban hành công văn 9626/VPCP-NN gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về phát triển ngành cà phê và phát triển ngành tôm trong thời gian tới.
Theo ông Trần Hoàng Quân, Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh, Thành phố sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 98 của Quốc hội để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (còn giữ quốc tịch Việt Nam) có quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước.
Người đại biểu dân cử nói chung, đại biểu HĐND nói riêng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Họ được cử tri gửi gắm, giao phó nhiều trọng trách, đại diện cho cử tri nói lên tâm tư, nguyện vọng và tham gia giải quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; chịu sự giám sát của cử tri; tiếp xúc cử tri... Để đạt được sự tin tưởng này, người đại biểu dân cử phải hội tụ đủ tố chất về trình độ chuyên môn và bản lĩnh vững vàng.
Mới đây, sáng 17/11/2023, trong Hội nghị triển khai Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: “Hoạt động giám sát không chỉ đạt mục đích, phát hiện ra vấn đề, đưa ra các kiến nghị mà còn đòi hỏi đối tượng chịu sự giám sát và thực thi các kiến nghị đó một cách nghiêm túc. Những sai phạm phải được xử lý. Những chính sách chưa hoàn thiện phải được sửa đổi, bổ sung kịp thời để đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn”.
Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 đặt ra yêu cầu HĐND các cấp phải giám sát kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát của mình. Để kết luận giám sát được thực hiện hiệu quả, chủ thể giám sát buộc phải thận trọng và cân nhắc hơn trong việc đưa ra các kiến nghị, kết luận có liên quan. Bởi lẽ, nếu cẩu thả và thiếu trách nhiệm trong việc giám sát, những kết luận, kiến nghị giám sát thiếu chính xác, thiếu tính khả thi sẽ là “tấm gương phản chiếu” cho sự hời hợt.
Nhiều năm trước đây, việc thực hiện các kết luận giám sát tại không ít địa phương còn tồn tại tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, giám sát xong để đấy mà không quan tâm tới việc thực hiện kết luận giám sát có được tiến hành hay không, đạt kết quả đến đâu. Do vậy, hiệu lực giám sát của HĐND các cấp còn chưa phát huy đúng vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử. Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ra đời đã khắc phục nhược điểm cố hữu này.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và Nghị quyết về chất vấn, trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4. Đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn (giám sát tối cao) để đánh giá kết quả thực hiện kiến nghị giám sát tối cao về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn. Điều đó thể hiện sự chú trọng quan tâm của Quốc hội đối với hiệu quả hoạt động giám sát, đưa công tác này vào “thực chất”, tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi”.
Ngày 1/12, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 203/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2023.
Ngày 1/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1507/QĐ-TTg và 1508/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư; đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án đường dây 500 kV Quảng Trạch – Quỳnh Lưu và Dự án đường dây 500 kV Quỳnh Lưu – Thanh Hóa.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 82/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí.
Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khóa học cho người theo học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của nhà nước. Đây là nội dung mới của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Một loạt các chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế như Bổ sung quy định về chuyển nhượng phần vốn góp của ngân hàng liên doanh; Quy định mới về mức thu phí khai thác, sử dụng dữ liệu về môi trường; Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió; Bãi bỏ 04 Thông tư về quản lý tài chính trong lĩnh vực ngoại giao sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2023.
Tại văn bản số 1222/TTg-CN, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) theo phương thức đối tác công tư.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1485/QĐ-TTg ngày 24/11 sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngày 24/11, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 9245/VPCP-ĐMDN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg ngày 2/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021 - 2025 (Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg) theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 24/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1486/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.