Theo đó, đối tượng thi đua là tập thể, cá nhân thuộc các sở, ban, ngành, địa phương, UBMTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh. Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động vận động được ít nhất 1 người thân tham gia và duy trì tham gia BHXH tự nguyện.
Để đạt được kết quả cao, từng đơn vị thực hiện phát động thi đua; tổ chức thông tin, tuyên truyền để cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động hiểu và tích cực vận động người thân tham gia và duy trì tham gia BHXH tự nguyện.
Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động do cơ quan BHXH chuyển đến (hàng quý, hàng năm), các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời biểu dương cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động thực hiện tốt phong trào thi đua…
Mục đích của phong trào thi đua nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong tỉnh thực hiện tốt quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện; tăng nhanh số người tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo phấn đấu đến năm 2025 đạt trên 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm trên 2,5%; trên 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; trên 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, BHXH hàng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội…