Mức hưởng BHYT khi khám chữa bệnh nội ngoại trú tại các cơ sở y tế khác nhau ra sao?

Bạn đọc hỏi: Tôi làm ở Hoàng Mai (Hà Nội), có nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu là bệnh viện (BV) bưu điện tuyến tỉnh. Tôi có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám chữa bệnh nội và ngoại trú tại bệnh viện đa khoa Đức Giang tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa Gia Lâm tuyến huyện được không?

Chú thích ảnh
Thăm khám chữa bệnh bằng công nghệ hiện đại. Ảnh TTXVN.

Về vấn đề này, báo Tin tức thông tin như sau:

Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014): Trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT sẽ được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh theo trong phạm vi và mức hưởng theo quy định.

Trường hợp người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh không đúng tuyến (không trong tình trạng cấp cứu, không có giấy chuyển tuyến) thì căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014) được quỹ BHYT thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng của người tham gia cụ thể như sau:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016.
Trường hợp người tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục trở lên, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi khi có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

Như vậy, trường hợp bạn đi khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Đức Giang (bệnh viện tuyến tỉnh):

- Nếu bạn điều trị ngoại trú thì không được quỹ BHYT chi trả chi phí khám chữa bệnh.

- Nếu điều trị nội trú bạn được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định.

Trường hợp bạn đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Gia Lâm (bệnh viện tuyến huyện) thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định.

XM/Báo Tin tức
Những người đi làm trước năm 2009 được nhận trợ cấp thôi việc như thế nào?
Những người đi làm trước năm 2009 được nhận trợ cấp thôi việc như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Tôi đi làm từ tháng 1/2000 và vừa nghỉ việc từ cuối tháng 10/2021, ngoài trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 1/2009 đến nay, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc trước năm 2009 không? Mức hứng trợ cấp của tôi như thế nào, khi mức lương của tôi trước khi nghỉ 1 năm qua là 20 triệu đồng/tháng?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN