Những định hướng phát triển kinh tế biển

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, đóng tàu, chế biển và dịch vụ kinh tế biển: Các ngành công nghiệp, đóng tàu, chế biến và dịch vụ kinh tế biển có thể coi là một trong những ngành có tiềm năng, là mũi nhọn và là động lực quan trọng của kinh tế biển Việt Nam.

Theo văn kiện đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam “Những định hướng phát triển biển” là:

Một là, xây dựng các trung tâm kinh tế biển: Trung tâm kinh tế biển là các khu đô thị nằm trên các vùng ven biển, các hải đảo quan trọng có dân số và nguồn lực, bao gồm cả cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động nghề biển có khả năng vận dụng nguồn lực để khai thác có hiệu quả tài nguyên biển, ven biển và hải đảo.

Hai là, xây dựng hệ thống các khu kinh tế, khu công nghiệp và các cảng biển, để tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho kinh tế biển như: Đóng tàu, các phương tiện vật tư, kỹ thuật phục vụ cho khai thác, đánh bắt hải sản; phục vụ khai thác tiềm năng du lịch, vận tải biển; và là nơi trung chuyển, chế biển các sản phẩm được khai thác từ biển. Vì thế, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI cũng đã nhấn mạnh: “Xây dựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biển dầu khí, vận tải biển, du lịch biển,…”

Ba là, Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp, đóng tàu, chế biển và dịch vụ kinh tế biển: Các ngành công nghiệp, đóng tàu, chế biến và dịch vụ kinh tế biển có thể coi là một trong những ngành có tiềm năng, là mũi nhọn và là động lực quan trọng của kinh tế biển Việt Nam. Trong những năm vừa qua, các ngành kinh tế nêu trên cũng đã có bước tiến quan trọng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển nước ta. Vì thế, trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng cũng đã nhấn mạnh: “Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao… gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo”.
N.L
Đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế biển
Đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế biển

Những năm qua cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: Quyết định 48; Nghị định 67 của Chính phủ…, tiềm năng về nguồn lợi thủy sản ở Ninh Thuận đang được đánh thức, mang lại hiệu quả thiết thực trong khai thác, đánh bắt ở địa phương.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN