Tham dự Hội thảo có gần 100 đại biểu đến từ Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, bệnh viện cấp huyện, phòng khám đa khoa, Trung tâm Y các huyện thị...
Theo bà Trần Lan Anh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái, Bệnh viện có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, nhân dân trên địa bản tỉnh Yên Bái và vùng lân cận của các tỉnh giáp ranh như Phú Thọ, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang... Bệnh viện Đa khoa Yên Bái đặt mục tiêu xây dựng thành Bệnh viện Đa khoa vùng. Đặc biệt, Bệnh viện trú trọng sử dụng kỹ thuật tiên tiến để lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân cho cán bộ nhân dân, trong đó có quản lý cả bệnh ung thư phổi.
Tại Hội thảo, tiến sĩ y học Cung Văn Công (Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Phổi Trung ương) đã khẳng định: Tầm soát ung thư phổi nhằm phát hiện, can thiệp điều trị kịp thời để ngăn chặn sự phát triển, biến chứng, di căn của các tế bảo ung thư; hỗ trợ việc điều trị, giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Cùng với các xét nghiệm tầm soát ung thư phổi khác, việc chụp CT Scanner phổi là kỹ thuật được áp dụng để quan sát rõ nhất hình ảnh chụp cắt lớp cấu chúc của phổi, hệ mạch máu cũng như các cơ quan lân cận xung quanh.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Cung Văn Công đã giải đáp các câu hỏi của đại biểu như: Tại sao phải tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT Scanner? Làm gì để tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT Scanner? Việc triển khai kỹ thuật tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT Scanner thực hiện như thế nào?
Tiến sĩ Cung Văn Công cũng phổ biến đến các nhà y học đang hoạt động tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái những thông tin liên quan đến việc chụp CT Scanner liệu pháp thấp...
Sau hội thảo, các đại biểu đã hiểu rõ tầm quan trọng của ứng dụng khoa học chụp CT Scanner liều thấp trong tầm soát ung thư phổi; kỹ thuật, đối tượng, thời gian tầm soát ung thư phổi bằng chụp CT Scanner liều thấp...