Động lực phát triển kinh tế biển

Nước ta có bờ biển dài 3.260 km và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2. Sự hiện diện của hơn 3.000 đảo, quần đảo lớn, nhỏ đã tạo thế và lực cho nước ta trong xây dựng các cụm dịch vụ hậu cần cho hoạt động biển xa, phát triển du lịch biển, đảo và thế trận quốc phòng - an ninh.

Nằm ở rìa phía tây Biển Đông Việt Nam có lợi thế trở thành chiếc cầu nối quan trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.

4 năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh ven biển đã chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu đề ra và đạt được những kết quả quan trọng.

Công tác quản lý Nhà nước về biển và công tác cải cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế cảng và du lịch được đẩy mạnh. Hàng loạt dự án, công trình ven biển và trên các đảo góp phần cải thiện môi trường, mở rộng các dịch vụ - du lịch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững… Đến cuối năm 2010, ước tính quy mô kinh tế (GDP) biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế “thuần biển” đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước. Ngoài thế mạnh của các ngành khai thác dầu khí, hải sản, hàng hải, du lịch biển, các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như: Đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biển thủy, hải sản, thông tin liên lạc… hứa hẹn sẽ là một nguồn lực dồi dào của đất nước trong tương lai.

Tuy nhiên, quy mô của kinh tế biển Việt Nam (hơn 10 tỷ USD) còn khiêm tốn so với các nước có tiềm năng tương tự. Hệ thống cảng biển manh mún và chưa đồng bộ nên hiệu quả thấp. Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng trên đầu người rất thấp so với các nước trong khu vực (chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia và 1/5 của Thái Lan). Du lịch biển được xác định là một tiềm năng lớn vẫn thiếu những sản phẩm dịch vụ biển - đảo đặc sắc có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế. Các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển đang trong thời kỳ bắt đầu xây dựng nên các cơ sở liên quan trực tiếp đến biển như: Chế biến sản phẩm dầu khí, chế biển thủy hải sản, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp… quy mô còn nhỏ bé. Trong khi đó, hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển, các cơ sở quan trắc, thiên văn, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn… trong tình trạng thiếu và yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng biển, đảo.

Tình hình thế giới tác động hai chiều tới tranh chấp Biển Đông
Tình hình thế giới tác động hai chiều tới tranh chấp Biển Đông

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 7 đã tập trung phân tích tình hình thế giới có tác động tới tranh chấp ở Biển Đông và những diễn biến gần đây xung quanh vấn đề Biển Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN