Đà Nẵng: Hội nghị thường niên của Cựu Nghiên cứu sinh và học giả VEF

Hội nghị thường niên của cựu Nghiên cứu sinh và Học giả VEF - Quỹ Giáo dục dành cho Việt Nam của Hoa Kỳ với chủ đề “Cựu Nghiên cứu sinh và Học giả VEF: Thành công và Thách thức được tổ chức từ ngày 10 đến 12/8 tại Đà Nẵng.


 Các đại biểu tham dự hội nghị

Từ cuối năm 2000, Quỹ Giáo dục dành cho Việt Nam của Hoa Kỳ đã quyết định đầu tư 10 triệu USD để thực hiện hai chương trình cấp học bổng đào tạo sau ĐH tại Hoa Kỳ và hỗ trợ nâng cao năng lực cho một số cơ sở đào tạo, nghiên cứu của Việt Nam, ưu tiên cấp học bổng đào tạo trong Luật Quỹ Giáo dục dành cho Việt Nam (đồng nghĩa với việc tuyển sinh và cấp học bổng) gồm Toán học - Kỹ thuật - Công nghệ - Nông nghiệp và Y tế.


Với mục tiêu đào tạo các kỹ nghệ gia, nhà khoa học cho Việt Nam theo 5 ngành học trên, VEF chủ yếu dành ngân quỹ cho việc tuyển sinh đi đào tạo ở trình độ Tiến sĩ (vì nếu chỉ dừng ở trình độ thạc sỹ thì chưa thể gọi là nhà khoa học).


Cũng theo thỏa thuận đã được Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ cùng nhau ký cam kết, liên quan đến nội dung “trở lại Việt Nam làm việc của LHS du học theo chương trình của VEF”. Tất cả LHS tham gia chương trình trên của VEF đều phải chấp nhận visa P-1. Nghĩa là với visa này, người đó bắt buộc phải trở về Việt Nam làm việc sau khoá đào tạo.


Bộ trưởng Nguyễn Quân phát biểu tại hội nghị


Tiến sỹ Nguyễn Quân – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết từ đó đến nay VEF đã giúp Việt Nam đào tạo hơn 400 nghiên cứu sinh trẻ tại các trường, trung tâm nghiên cứu có uy tín của Hoa Kỳ. Trong đó có gần 200 Tiến sỹ đã tốt nghiệp và trở về Việt Nam làm việc.


Ngoài chương trình tài trợ cho LHS theo học 5 ngành tại Mỹ, VEF còn có chương trình hợp tác giữa các trường ĐH, viện nghiên cứu của Hoa Kỳ với các trường ĐH, viện nghiên cứu ở Việt Nam. VEF xác định nội dung hợp tác này cũng quan trọng như việc đưa LHS Việt Nam sang Mỹ học tập.


VEF sẽ hỗ trợ các trường ĐH, viện nghiên cứu Việt Nam về cơ sở kiến thức làm sao để các trường ĐH, viện nghiên cứu này sẽ trở thành những trường, viện ưu tú và đó là những trung tâm khoa học của khu vực và thế giới.  VEF sẽ  tài trợ cho các giáo sư, nhà khoa học Mỹ sang thỉnh giảng, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và giúp các trường sắp xếp, viết lại giáo trình cho phù hợp với sự phát triển của khoa học hiện nay. Từ đó, các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam sẽ có những công trình nghiên cứu chung.


VEF lựa chọn các trường ĐH ở Việt Nam thuộc các lĩnh vực toán học, y tế và nông nghiệp và ba trường tốt nhất ở Mỹ để tạo thành ba cây cầu cho các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam trao đổi và các giáo sư của Mỹ sẽ trực tiếp chọn LHS cho VEF từ sinh viên của ba trường ĐH này.


Bên cạnh đó VEF sẽ cùng với phía Việt Nam thiết lập một trung tâm trao đổi khoa học đặt tại Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia. Đây sẽ là diễn đàn của các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam gặp gỡ và trao đổi ở các hội thảo.


Kết thúc hội nghị Đoàn đến thăm các em nhỏ là trẻ mồ côi, cơ nhỡ và khiếm thính đang được nuôi dạy ở Làng Hy vọng Đà Nẵng.



Tin, ảnh: Ngọc Lâm



VEF tài trợ cho các giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam
VEF tài trợ cho các giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam

Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) vừa thông báo việc tuyển chọn Nhóm giáo sư Mỹ thứ tư sang giảng dạy tại các trường đại học Việt Nam trong niên học 2011 - 2012 theo chương trình Giáo sư Mỹ giảng dạy tại Việt Nam (USFS).

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN