Những điều phải biết khi dọn dẹp bàn thờ cuối năm, đón Tết Nguyên đán Mậu Tuất

Ngày bao sái tốt nhất là ngày 8/2/2018 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch) và ngày 14/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp âm lịch). Thời gian tốt nhất là từ 6 giờ -11 giờ 55 hoặc 13 giờ - 17giờ 55. Nên tránh thời gian 12 giờ trưa và sau 18 giờ tối.

Dọn dẹp bàn thờ (bao gồm bao sái, rút tỉa chân hương) dịp cuối năm, đặc biệt là trước Tết ông Công ông Táo, để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán ở Việt Nam, là việc cần làm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dọn dẹp cho đúng.


Những điều cần  lưu ý khi bao sái, rút tỉa chân hương:


Người bao sái (dọn dẹp, vệ sinh bát hương, theo cách gọi của nhà Phật là bao sái) nên là đàn ông, gia chủ trong gia đình. Trong trường hợp nhà neo người thì người phụ nữ có thể thay thế, nhưng cần phải để thân thể sạch sẽ, tránh bao sái khi "đến kỳ".


Trước khi bao sái nên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo dài, giữ cho thân thanh tịnh là tốt nhất.

Theo quan niệm của các cụ, việc bao sái, dọn dẹp bàn thờ thường do người đàn ông làm. Ảnh: Thiên An.

Ngày bao sái tốt nhất là ngày 8/2/2018 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch) và ngày 14/2/2018 (tức ngày 29 tháng Chạp âm lịch). Thời gian tốt nhất  là từ  6 giờ -11 giờ 55 hoặc 13 giờ - 17giờ 55. Nên tránh thời gian 12 giờ trưa và sau 18 giờ tối.


Nếu làm vào ngày 23 tháng Chạp, nên bao sái, tỉa chân hương, lau dọn bàn thờ trước khi cúng ông Công, ông Táo.


Các bước để bao sái, rút chân hương:


Bước 1:


Trước khi bao sái, rút chân hương, cần lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở rộng các cửa trong nhà, chuẩn bị đĩa hoa quả tuỳ tâm; 10 bông cúc vàng chia làm hai bình cắm hai bên; rượu trắng, 1 củ gừng còn vỏ giã nát và  khăn sạch. Giã gừng rồi đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn.


Bước 2: 


Thắp một nén hương, khấn xin phép gia tiên, các quan thần linh, thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang một bên để thực hiện việc dọn dẹp (theo một trong hai bài văn khấn dưới đây). Đợi hương tàn thì bắt đầu dọn dẹp bàn thờ


Bài khấn xin phép bao sái lau dọn 1:

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Tín chủ tên là:

Cư ngụ tại địa chỉ:

Hôm nay ngày .. tháng .. năm... xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối.

Tín chủ xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.

Mong các vị độ cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.

Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.

(Xong vái 3 vái).


Bài khấn xin phép bao sái lau dọn 2:

Con nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con xin kính lạy :

 Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia;

 Con tấu lạy Thần linh đất nước - Chủ tịch Hồ Chí Minh;

 Con lạy ông Tiền chủ, bà Hậu chủ;

 Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.

 Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.

Họ ......, Họ ......:

Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.

sau đó đọc tiếp

“Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)

“Linh xuất lô nhang” (3 lần)

nếu có tượng thì đọc

“Linh xuất tượng” (3 lần)


Bước 3:


Hạ các đồ muốn lau dọn xuống. Lưu ý: Tuyệt đối không hạ hoặc di chuyển bát hương. Cần chuẩn bị bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ, hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước... xuống rồi để ngay ngắn toàn bộ đồ thờ cúng lên bàn). Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.


Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng lau toàn bộ các đồ thờ. Sau đó dùng khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không làm vội vàng, không để đồ thờ cúng lăn lóc,  mà phải xếp ngay ngắn, trang nghiêm.


Bước 4:


Rửa sạch hai tay bằng rượu gừng, dùng một tay giữ chặt bát hương xuống tránh cho bát hương bị xê dịch. Lấy khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương xuống bàn thờ.


Sau khi lau dọn, lấy 2 tay rút tỉa từng chân hương cho tới khi chân hương còn số lẻ 1 / 3 / 5 / 7 / 9. Thường bát hương thần linh cần để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Bát hương khác để lại 3 chân hương (sinh tài).


Chỗ chân hương rút ra để lên bàn có phủ vải / giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương, tro tàn gom lại thả ra sông có dòng chảy
(không thả xuống sông kiểu mương máng).


Lấy một khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống, rồi dùng khăn ngâm rượu gừng lau lại một lần xung quanh bát hương là hoàn thành.


Lấy khăn khô lau và thu dọn toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống. Lấy một chiếc khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại một lần nữa.


Bước 5:


Đặt lại đồ thờ cúng, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.


Nếu nhà có ban thờ Phật, tượng Phật, ảnh Phật thì không dùng rượu để lau, mà nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được.


PT/Báo Tin tức
Văn khấn ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn nhất
Văn khấn ngày mùng 1 Tết Mậu Tuất 2018 chuẩn nhất

Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán xưa nay rất được coi trọng bởi đó là buổi sáng đầu tiên trong năm mới. Do vậy, việc thờ cúng ngày mùng 1 Tết được các gia đình chuẩn bị rất chu đáo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN