Quần thể di tích Am - Chùa Ngọa Vân nằm trên núi cao “Bảo Đài sơn” ở phía Tây dãy núi Yên Tử - cánh cung Đông Triều, nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê, thị xã Đông Triều.
Am, chùa Ngọa Vân là Thánh địa linh thiêng của Phật giáo Trúc Lâm - nơi Đức vua, Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, hóa Phật.
Ngọa Vân là một trong 14 điểm di tích quan trọng thuộc Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt vào năm 2014.
Những hình ảnh quần thể di tích Am- Chùa Ngọa Vân:
Chùa Ngọa Vân được xây dựng vào thời vua Trần. Đến thời Hậu Lê, ngôi chùa được tôn tạo, hoàn thiện hơn về mặt kiến trúc.
Chùa - Am Ngọa Vân là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông từng tu hành đắc đạo; vì thế ngôi chùa được coi như thánh địa của Phật Giáo Trúc Lâm.
Trước chùa Ngọa Vân thượng có ngọn tháp cổ mang tên "Phật hoàng tháp", là nơi lưu giữ một phần xá lị của Phật hoàng.
Ngọa Vân Am là nơi vua Trần Nhân Tông nhập Niết bàn về cõi Phật.
Quần thể chùa- am Ngọa Vân nằm trên núi Bảo Đài, thuộc địa phận hai xã An Sinh và Bình Khê (Đông Triều). Ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, chùa có địa thế đẹp, tựa lưng vào đỉnh Ngọa Vân.
Nơi cao nhất khu vực này là Bàn Cờ Tiên, dấu vết của tịnh thất khi xưa.
Về Ngọa Vân, du khách như được đắm mình vào một vùng văn hóa, lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại.
Ngọa Vân Thượng là nơi lưu giữ nhiều dấu tích lịch sử linh thiêng, liên quan đến những ngày tháng cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Đường cáp treo lên Am Ngọa Vân, Đông Triều.
Nhân dân, phật tử chiêm bái Phật Hoàng Trần Nhân Tông tại Am Ngọa Vân.