Phóng viên - nghề nguy hiểm

Không phải ngẫu nhiên mà Liên hợp quốc đã liệt kê nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm nhất hành tinh.


Với phóng viên, đồ dùng quý giá nhất là dụng cụ tác nghiệp. Chính vì vậy trong bất kì tình huống nào, công cụ tác nghiệp cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Trong ảnh là phóng viên ảnh Steve McCurry vác máy ảnh khi đưa tin về trận lũ lụt ở Ấn Độ năm 1983.


Các phóng viên chiến trường đưa tin ở Libya. Trong số các môi trường hoạt động, chiến trường luôn là thử thách khắc nghiệt nhất với mỗi phóng viên. Theo Ủy ban Bảo vệ Phóng viên (CPJ), năm 2015 có 73 phóng viên thiệt mạng trên toàn thế giới. Trong đó, Syria là nơi có nhiều phóng viên thiệt mạng nhất (14 người), đứng thứ hai là Pháp (9 người) sau đó là Iraq (6 người).


Phóng viên James Nachtwey tác nghiệp trong một cuộc đụng độ ở East Rand, Nam Phi năm 1994.


Bức ảnh này không nằm trong một bộ phim về cướp biển. Nhân vật chính trong bức ảnh là nữ phóng viên Marie Colvin. Cô mất thị lực bên mắt trái trong quá trình tác nghiệp ở Sri Lanka sau một vụ nổ song vẫn tiếp tục gắn bó với công việc đưa tin. Năm 2012, cô qua đời vì trúng rocket tại Syria.

Phóng viên ảnh người Mỹ Heidi Levine đưa tin về cuộc xung đột Israel-Palestine.


Một nữ phóng viên bị một cảnh sát chống bạo động của Hy Lạp thẳng tay dùng vũ lực khi tác nghiệp trong một cuộc biểu tình chống chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ ngày 5/10/2011.

Vũ Anh (tổng hợp)
Báo chí cần đồng hành cùng doanh nghiệp
Báo chí cần đồng hành cùng doanh nghiệp

Tại buổi tọa đàm “Doanh nhân - doanh nghiệp dưới góc nhìn báo chí” do báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 15/6, các đại diện cho rằng: Nhà báo cần thực hiện đúng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh mới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN