Phố Điện Biên Phủ bình lặng giữa lòng Hà Nội

Theo cuốn “Tên đường hồn phố” của NXB Lao Động do tác giả Hà Quyên biên soạn, phố Điện Biên Phủ dài 1.250 mét, bắt đầu từ vườn hoa Cửa Nam thuộc quận Hoàn Kiếm, hướng về phía Lăng Bác, quảng trường Ba Đình và kết thúc tại ngã năm chùa Một Cột, Chu Văn An, Tôn Thất Đảm, Hùng Vương, Điện Biên Phủ.

Phố Điện Biên Phủ.


Phố Điện Biên Phủ thuộc phường Điện Biên, quận Ba Đình. Dưới thời Pháp thuộc, phố có tên gọi Puyginie (Avenue Puginie). Sau năm 1945, phố được đổi tên là đường Cộng Hòa, rồi Nguyễn Tri Phương, ở giai đoạn này mọi người hay gọi nôm na là phố Cột Cờ. Trong giai đoạn từ 1954 tới trước 7/5/1964, phố chính thức được gọi là phố Cột Cờ. Đúng vào dịp kỉ niệm 10 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1964, UBND TP Hà Nội đã quyết định chính thức đổi tên phố thành Điện Biên Phủ cho tới nay.


Phố Điện Biên Phủ hiện nay giao cắt với phố Hàng Bông, Tràng Thi, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn, Tống Duy Tân, Tôn Thất Thiệp, Trần Phú, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.


Cột cờ Hà Nội nhìn từ hướng công viên Lê Nin.


Sự khác biệt của con phố này không chỉ nằm ở tên phố mang tên một chiến thắng lớn mà còn ở vị trí đặc biệt của nó. Giữa phố Điện Biên Phủ là tượng đài Lê Nin vĩ đại, cuối phố là Lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, danh nhân văn hóa thế giới. Trên phố còn có bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, nơi trưng bày các hiện vật chiến đấu của dân tộc việt Nam qua các thời kỳ đấu tranh giữ nước, có Cột Cờ Hà Nội in dấu lịch sử Thăng Long.


Điện Biên Phủ là con phố đẹp, không gian thông thoáng, cảnh quan xanh mát, có nhiều ngã ba ngã tư giao cắt. Hiện nay, trên phố có nhiều công trình cổ, mang kiến trúc thời Pháp thuộc còn tồn tại và được chỉnh trang, nâng cấp sử dụng. Phố Điện Biên Phủ khá bình lặng với 3/4 chiều dài con phố là hai hàng cây cổ thu rợp bóng. Đây đáng là điểm đến cho những ai thích sự chậm dãi, cảm nhận và tìm hiểu thêm về chiến thắng Điện Biên Phủ trong dịp 7/5 sắp tới.

 


Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam số 28A Điện Biên Phủ.


Cột cờ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia ngày 20/1/1989.



Xác máy bay Hen–cát, một trong 62 chiếc máy bay bị quân và dân ta bắn phá trong chiến dịch Điện Biên Phủ, được trưng bày trong bảo tàng.


Chiếc xe đạp được dùng trong chiến dịch Điện biên Phủ.


Du khách thăm quan hiện vật về chiến dịch Điện Biên Phủ trong bảo tàng LSQSVN.


Khẩu Sơn pháo 75mm, của Khẩu đội 2, Đại đội 755, Tiểu đoàn 678 do anh hùng Phạm Văn Khẩu làm Đội trưởng, sử dụng từ 24/4- 7/5/1954, phá được 5 khẩu pháo 105mm và một kho đạn của Pháp tại Điện Biên Phủ.


Phố Điện Biên Phủ nhìn từ chân Cột Cờ Hà Nội.


Một góc vỉa hè bình lặng của phố Điện Biên Phủ.



Phố Điện biên Phủ rợp bóng cây xanh, không gian thông thoáng.



Anh Đức
Hồi ức của chuyên gia Trung Quốc về chiến dịch Điện Biên Phủ
Hồi ức của chuyên gia Trung Quốc về chiến dịch Điện Biên Phủ

60 năm đã qua đi kể từ khi Việt Nam giành được chiến thắng vang dội trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954. Trong chiến thắng đó có sự giúp đỡ quý báu của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN