Phát triển bền vững vùng Tứ giác Long Xuyên

Vùng Tứ giác Long Xuyên (TGLX) thuộc địa bàn các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, hiện là vùng trọng yếu về sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.

Từ một vùng đất phần lớn hoang hóa, bị nhiễm phèn nặng, không thể sản xuất nông nghiệp, nhờ chính sách đầu tư khai thác, phát triển của Nhà nước, đến nay, kinh tế vùng TGLX đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, trở thành vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo lớn nhất khu vực ĐBSCL. Ngoài lúa gạo, sản xuất thủy sản cũng trở thành lợi thế cạnh tranh với sản lượng tăng mạnh qua các năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nâng cao đời sống nhân dân. Việc xây dựng và xúc tiến triển khai đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng TGLX” hướng tới xây dựng một tiểu vùng TGLX phồn thịnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển bền vững. 

Chú thích ảnh
Cánh đồng mẫu lớn ở An Giang. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Nuôi cá tra phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một ưu tiên trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh vùng TGLX. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Chợ nổi Ba Ngàn (thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) tấp nập ghe xuồng với bạt ngàn đặc sản hoa trái phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Ảnh: Duy Khương/TTXVN
Chú thích ảnh
Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường luôn được coi trọng ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - một thành tố không tách rời của các hoạt động phát triển trên đảo và dưới biển, tạo tiền đề cho Phú Quốc phát triển du lịch xanh. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Dây chuyền lau bóng gạo, xay lúa và sấy lúa với công nghệ hiện đại của Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu Kiên Giang có khả năng cung ứng 30.000 tấn - 50.000 tấn gạo thành phẩm/tháng. Ảnh: Lê Sen/TTXVN
Chú thích ảnh
Ngư dân xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi đóng mới tàu đánh bắt cá xa bờ. Ảnh: Lê Sen/TTXVN
Chú thích ảnh
Nông dân xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) phơi thóc vừa thu hoạch vụ Đông Xuân. Ảnh: Trần Tuấn/TTXVN
Chú thích ảnh
 Hoạt động mua bán thủy, hải sản tại Cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN
Chú thích ảnh
Thủy sản là một trong các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất hằng năm của các tỉnh khu vực Tứ giác Long Xuyên. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư (An Giang). Ảnh: Duy Khương/TTXVN
Chú thích ảnh
Nông dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang thu hoạch lúa Đông Xuân trên cánh đồng mẫu lớn và được thương lái thu mua tại ruộng. Ảnh: Huỳnh Sử/TTXVN
Chú thích ảnh
Nhiều năm trở lại đây, cây ớt ở An Giang đã khẳng định là loại cây màu có hiệu quả, giá trị kinh tế cao, trồng tập trung nhiều nhất ở các huyện Chợ Mới, An Phú, Phú Tân, Tân Châu... Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL - Bài 1: Từng bước định vị thương hiệu
Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL - Bài 1: Từng bước định vị thương hiệu

Nằm ở phía Nam đất nước, Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là vựa lúa, vựa trái cây, thủy sản của cả nước. Nắm bắt lợi thế, từ các mô hình sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp được hình thành, đưa vào khai thác, phục vụ du khách trong và ngoài nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN