Nhọc nhằn nghề nhặt rác giữa lòng thủ đô

Chỉ cách mặt đường hồ Mễ Trì (Thanh Xuân - Hà Nội) vài mét nhưng bãi rác công cộng ở đây như một thế giới khác. Đó là thế giới của môi trường độc hại, lam lũ với nhiều thân phận phụ nữ vất vả mưu sinh trong vòng kiềm tỏa của giới bảo kê mà bất kì người lạ nào bước vào đều bị xua đuổi.


Với diện tích hơn 1ha do một hợp tác xã quản lý, mỗi ngày bãi rác ở đây nhận một lượng phế thải rất lớn từ hàng trăm xe tải thuộc khu vực quận Thanh Xuân. Có hơn 20 phụ nữ mưu sinh trên bãi rác này.

Nơi đây trái ngược hoàn toàn với sự hào nhoáng của những khu đô thị bên cạnh.

Dân nhặt rác chủ yếu là phụ nữ ngoại tỉnh. Thu nhập hàng ngày của mỗi người từ 50.000- 70.000 đồng. Bên cạnh đó, họ còn phải đóng phí hàng ngày cho bảo kê.

Mỗi khi có xe rác tới đổ, các chị lại khẩn trương “lao” vào những bọc rác được ném xuống, mong tìm ra chai lọ nhựa để tái chế.

Giờ làm việc của những phụ nữ này chủ yếu là buổi trưa, sau khi những đoàn xe thu gom rác tới đổ "hàng”.

Với trang bị sơ sài, công việc mưu sinh trên phế liệu luôn tiềm ẩn những nguy cơ rình rập, đe dọa đến sức khỏe của các chị.

Một phụ nữ đang lựa ra trong đống rác mới đổ những túi nilon có thể đem bán được. Dân nhặt rác ở đây chia thành 2 loại: nhặt túi bóng và nhặt chai lọ.

Đống đồ mà người nhặt rác tên Lụa (quê Bắc Giang) gom được sau một hồi làm việc.

Niềm vui của chị Định (43 tuổi quê Thái Bình) với một bao tải chai lọ nhặt được trong ngày.


Chùm ảnh:  Việt Thành

Về Lương Đình xem rác ngập đường
Về Lương Đình xem rác ngập đường

Người dân thôn Lương Đình (xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) từ bao năm nay mưu sinh bằng nghề nhặt nilon, phế liệu từ bãi rác Nam Sơn- khu xử lý chất thải lớn nhất của Thủ đô.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN