46 năm Ngày giải phóng Đà Lạt - Lâm Đồng:

Lâm Đồng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững

Ngày 3/4/1975, thị xã Đà Lạt được giải phóng, mở ra trang sử mới cho quân và dân Lâm Đồng. Sau 46 năm, nhất là qua 35 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, từ một tỉnh nghèo, Lâm Đồng đã không ngừng phấn đấu vươn lên, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Lâm Đồng tiếp tục đổi mới tư duy phát triển, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để vươn lên mạnh mẽ, hướng đến phát triển bền vững.

Chú thích ảnh
Khu du lịch núi Lang Biang (Lâm Đồng). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Thung lũng Tình yêu ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Vùng rau chuyên canh huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Chú thích ảnh
Công ty CP Công nghệ sinh học Rừng Hoa, thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) chuyên sản xuất cây giống bằng phương pháp cấy mô và trồng hoa theo quy trình công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Ảnh: Thế Anh/TTXVN
Chú thích ảnh
Một cá nhân ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư chuyển hướng từ trồng rau, hoa sang mô hình trồng dâu tây "treo" trên cao đầy mới mẻ và thu về hàng tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh
Đầu tư lai tạo giống, trồng và kinh doanh các loại hoa xương rồng ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Chú thích ảnh
Phân loại, đóng gói hoa xuất khẩu tại Công ty Hasfarm Đà Lạt (Lâm Đồng). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Phát triển trồng cây hồ tiêu tại tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN
Chú thích ảnh
Thu hoạch cà phê tại Công ty Thịnh Thảo, xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Tỉnh Lâm Đồng hiện có gần 26.000 ha chè (chiếm tỷ lệ 25% về diện tích và 27% về sản lượng chè của cả nước), trong đó diện tích chè chất lượng cao có gần 2.500 ha. Cây chè được trồng tập trung tại các huyện Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Lâm Hà và thành phố Đà Lạt. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Hồng treo gió được coi là một trong những loại mứt ngon nhất của vùng đất Đà Lạt. Thăm vườn hồng gió với cách chăm sóc cầu kì, du khách có cơ hội khám phá cách tạo ra sản phẩm và thưởng thức món ngon nức tiếng của vùng cao nguyên. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Tây Nguyên (Lâm Đồng) chuyên nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) có tổng đàn bò sữa 1.600 con, mỗi tháng thu hơn 600 tấn sữa tươi đảm bảo chất lượng. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Chú thích ảnh
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH xe tơ dệt lụa Hà Bảo (Lâm Đồng). Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Nhà máy nhôm Lâm Đồng thuộc Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng (Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam - TKV). Sau 7 năm chính thức vận hành thương mại, đến nay Công ty đã trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp, là 1 trong những đơn vị đóng góp ngân sách cao nhất của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Từ tháng 10/2013, nhà máy Alumin Tân Rai (Lâm Đồng) đi vào sản xuất ổn định và đến năm 2017 đã đạt công suất thiết kế 650.000 tấn alumin/năm. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước đây là Trường Petit Lycée Dalat) được xây dựng cách nay 93 năm, là một trong 10 ngôi trường đẹp nhất Việt Nam và được Hiệp hội Kiến trúc Quốc tế (UIA) công nhận là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu thế kỷ 20. Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN.
Chú thích ảnh
Giờ học Tiếng Anh của học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông (Lâm Đồng) - trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I đầu tiên của huyện. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
Chú thích ảnh
Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ tại cơ sở y tế công lập xã Hòa Nam, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Chú thích ảnh
Học viện Lục quân (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) ngày càng nâng cao chất lượng giảng dạy, hoàn thành sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Chú thích ảnh
Phun khử trùng phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn huyện Lạc Dương và Trường Đại học Đà Lạt, năm 2020. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Lễ phát động trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2020 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngày 17/5/2020. Ảnh: Chu Quốc Hùng/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam
Khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên, phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam

Từ ngày 30/3/2021, Nghị định số 11/2021/NĐ-CP thay thế Nghị định số 51/2014/NĐ-CP ngày 21/5/2014 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển; bãi bỏ khoản 3 Điều 7 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP chính thức có hiệu lực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN