Anh Aleksei A. Komarov làm việc cho công ty chuyên sản xuất khinh khí cầu Rusbal đứng cạnh mô hình Mig-31 vừa mới bơm hơi xong. |
Các mô hình như hệ thống tên lửa, xe tăng, tiêm kích có khả năng tự bơm phồng được chế tạo để có thể khiến hệ thống định vị, giám sát của quân địch “bối rối”, đánh lạc hướng đối phương và dẫn dụ vũ khí tấn công ra khỏi các đơn vị chiến đấu thật.
Hình dạng Mig-31 trước khi được nạp "nhiên liệu". |
Quá trình làm phồng máy bay chỉ tốn có 5 phút. |
Sản phẩm hoàn chỉnh trông giống y như thật. |
Anh Aleksei A. Komarov làm việc cho Rusbal – một công ty chuyên sản xuất khinh khí cầu – một trong những mối hàng thân thiết của Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Nếu như lật lại lịch sử các trận chiến đấu quan trọng, bạn sẽ thấy thuật ngụy trang này hiện hữu mọi lúc mọi nơi”.
Mô hình phao hệ thống tên lửa đất đối không S-300. |
Mô hình vũ khí ngụy trang được làm từ vải không thấm nước, thay vì cao su thông thường. Quá trình bơm hơi để vũ khí “hình nộm” đạt kích thước chuẩn so với hàng thật là 5 phút, và mắt thường không thể phân biệt được nếu như nhìn ở khoảng cách 275 m. Quá trình tháo khí cũng rất dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ với vài phút, mô hình vũ khí sẽ biến mất và được gấp gọn lại, chiếm ít thể tích.
Nhìn từ trên cao không thể phân biệt đâu là phương tiện thật đâu là mô hình giả. |
Một mô hình xe tăng T-80 của Nga được sản xuất với giá 16.000 USD chỉ nặng vỏn vẹn có 70 kg và được vận chuyển trong hai chiếc túi vải thô.
Theo nhà sản xuất Rusbal, công ty đã có giao dịch với Bộ Quốc phòng từ năm 1995 nhưng từ chối tiết lộ số lượng mẫu đã được làm, bán và triển khai cho quân đội Nga. Hiện công ty trên có 80 nhân công chính, và hầu hết công việc của họ là tập trung sản xuất các loại vũ khí bơm hơi để xuất khẩu.
Xem bộ sưu tập vũ khí "rởm" của Nga:
Đây không phải là lần đầu tiên quân đội các nước áp dụng mô hình vũ khí ngụy trang.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh đã tự chế ra những chiếc xe tăng gỗ dùng đánh lừa quân Đức. |
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã tự chế ra những chiếc xe tăng bằng gỗ rồi dùng ngựa vận chuyển quanh đất nước. Đến Thế chiến thứ II, tại những sân bay bỏ hoang, chính phủ Anh cũng ngụy tạo biến chúng thành “đường bay quân sự”, sau đó lấp đầy quanh khu vực với những “hình nộm” máy bay và kho tiếp trữ nhiên liệu, để làm binh lính và máy bay ném bom của quân Đức run sợ.
Một trong những trường hợp sử dụng mô hình xe tăng ngụy trang là tại Mặt trận Bắc Phi trong Thế chiến thứ II. Chỉ từ tháng 4 đến tháng 6/1941, quân đội Anh đã chế tạo được 3 chiếc tăng thiết giáp Hoàng gia giả từ khung thép. Chúng có thể gấp được và dễ dàng vận chuyển.