Hàng không Việt Nam thích ứng với trạng thái 'bình thường mới'

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kéo dài và khó lường, tác động tiêu cực đến lĩnh vực vận tải hàng không suốt 2 năm qua, khiến hoạt động của các hãng hàng không nội địa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh sự hỗ trợ chính sách từ các cơ quan chức năng, các hãng hàng không cũng nỗ lực vượt khó, chủ động thích ứng, nắm bắt thời cơ để tìm kiếm lối đi riêng, hướng tới việc từng bước khôi phục và thích ứng trong trạng thái “bình thường mới”.  

Chú thích ảnh
Bên cạnh sự hỗ trợ chính sách từ các cơ quan chức năng thì sự chủ động thích ứng của các hãng hàng không cũng là một giải pháp giúp tránh được nguy cơ phá sản. Trong ảnh: Người dân xếp hàng làm thủ tục lên máy bay tại sân bay quốc tế Nội Bài, chiều 3/5/2021. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Chú thích ảnh
Ngày 10/10/2021, chuyến bay thương mại đầu tiên của Vietnam Airlines cất cánh từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh, sau một thời gian Hà Nội không tiếp nhận các chuyến bay thương mại đi và đến từ các tỉnh, thành đang có dịch COVID-19. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Ngay khi dịch bệnh COVID-19 tái bùng phát, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã thực hiện phương án khoanh vùng cụ thể trong trường hợp dịch bệnh lây lan; phối hợp chặt chẽ với các hãng hàng không và các cơ quan quản lý Nhà nước đảm bảo tốt, an toàn quá trình cung ứng dịch vụ đến hành khách và tuân thủ các quy định của địa phương về phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Chú thích ảnh
Trong năm 2020, Vietnam Airlines tận dụng mọi cơ hội để gia tăng doanh thu, mà trọng điểm là tăng cường các hoạt động vận chuyển hàng hóa, tăng chuyến chở công dân về nước, chở khách chuyên gia; duy trì thị phần nội địa và sẵn sàng khôi phục mạng bay nội địa khi dịch được kiểm soát tốt. Trong ảnh: Chuyến bay của Vietnam Airlines đưa 337 công dân Việt Nam tại Anh và Ireland về nước, ngày 3/6/2020. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Ngày 23/9/2021, sân bay quốc tế Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đón thành công chuyến bay thứ 4, chuyến cuối cùng theo chương trình thí điểm đón khách có “Hộ chiếu vaccine”, đưa 301 hành khách từ Pháp về Việt Nam. Việc các chuyến bay thử nghiệm liên tiếp đạt kết quả tích cực được nhìn nhận là cơ sở quan trọng để Chính phủ xem xét, chính thức công nhận cơ chế hộ chiếu sức khỏe điện tử, tạo đà mở cửa bầu trời và đẩy nhanh lộ trình nối lại đường bay quốc tế. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Hãng hàng không Vietjet cũng đã khẩn trương bắt tay vào tái cơ cấu toàn diện, tận dụng mọi cơ hội để gia tăng doanh thu, duy trì thị phần nội địa và sẵn sàng khôi phục mạng bay nội địa khi dịch được kiểm soát tốt, trong đó đã tham gia thử nghiệm ứng dụng hộ chiếu sức khỏe điện tử (IATA Travel Pass) để sớm có "chìa khóa" mở cửa biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách đi lại. Trong ảnh: Chuyến bay của VietjetAir chở 193 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước, hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), ngày 11/3/2021. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Bên cạnh sự hỗ trợ chính sách từ các cơ quan chức năng thì sự chủ động thích ứng của các hãng hàng không cũng là một giải pháp giúp tránh được nguy cơ phá sản. Trong ảnh: 10 tấn hàng viện trợ của các nhà tài trợ Đức nhằm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 ở Việt Nam được đưa lên máy bay của VietjetAir ở Hamburg để chở về nước, ngày 17/8/2021. Ảnh: TTXVN phát
Chú thích ảnh
Chuyến bay VN98 của Vietnam Airlines khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh) lúc 20 giờ 57 ngày 28/11/2021 đến San Francisco (Mỹ) đánh dấu sự kiện đường bay thẳng thương mại thường lệ giữa Việt Nam và Mỹ chính thức được khai mở. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Ngày 3/12/2021, tại sân bay Điện Biên Phủ (thành phố Điện Biên), hãng hàng không Bamboo Airways chính thức khai trương đường bay thẳng kết nối Thành phố Hồ Chí Minh - Điện Biên. Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN
Chú thích ảnh
Để kích cầu và nối lại hoạt động du lịch, ngành du lịch thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang), từng bước mở rộng sang các điểm đến khác trên toàn quốc. Trong ảnh: Ngày 20/11/2021, chuyến bay VJ3749 của VietjetAir đưa 204 du khách Hàn Quốc hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Đây là đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên đến với Phú Quốc trong giai đoạn bình thường mới sau gần 2 năm “đóng băng” dịch COVID-19. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Chú thích ảnh
Từ ngày 31/5/2021 khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 15 rồi Chỉ thị 16, hoạt động vận chuyển hành khách nội địa bằng đường hàng không đã sụt giảm nghiêm trọng. Trong ảnh: Sân bay Nội Bài (Hà Nội) không còn chỗ đỗ do các đường bay bị tạm ngừng nên Cảng hàng không Nội Bài đã phải xin phép Cục Hàng không Việt Nam đóng toàn bộ đường lăn S1 để làm chỗ đỗ cho máy bay của các hãng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
TTXVN/Báo Tin tức
Mở lại đường bay thương mại quốc tế là giải pháp cho ngành du lịch, hàng không
Mở lại đường bay thương mại quốc tế là giải pháp cho ngành du lịch, hàng không

“Nếu chúng ta chậm trễ trong việc mở lại thị trường bay quốc tế, không những chúng ta mất đi cơ hội thu hút khách vào đúng thời điểm, mà còn chậm trễ trong việc phục hồi những lĩnh vực khác”, quan điểm trên được Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến “Thành phố Hồ Chí Minh: Mở cửa đón khách du lịch quốc tế và kiều bào an toàn, chu đáo”, do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 23/12.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN