Độc đáo kiến trúc "Nhà trăm cột" Long An

"Nhà trăm cột" ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước (Long An) do ông Hội đồng Trần Văn Hoa đầu tư xây dựng từ năm 1898 đến năm 1903 mới hoàn thành và được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào tháng 9/1997.


Ngôi nhà không chỉ nổi tiếng vì có đến 120 cây cột mà còn ở sự công phu của người thợ chạm khắc xưa, biến ngôi nhà ở thành một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.


"Nhà trăm cột" có kết cấu theo theo kiểu xuyên trính hay còn gọi là kiểu nhà rường, một kiểu kiến trúc vững chắc mang đậm phong cách Huế xưa. 



Các vật dụng trong ngôi nhà đều được làm bằng gỗ quý, chạm khắc tỉ mỉ, cầu kỳ.


Toàn bộ ngôi nhà và vật dụng đều được làm từ các loại gỗ quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, mun…



Các vận dụng được chạm khắc một cách tinh xảo, cầu kỳ; trước mái hiên là tám đầu kèo được chạm trổ theo kiểu vân hóa long, một kiến trúc điển hình của kinh thành Huế.


Chùm ảnh: Bùi Như Trường Giang (TTXVN)
Nhà Rông - nét văn hóa đặc sắc vùng Tây Nguyên
Nhà Rông - nét văn hóa đặc sắc vùng Tây Nguyên

Nhà Rông là di sản văn hóa gắn với lịch sử cư trú lâu đời của cư dân các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên. Nhà Rông thường nằm ở trung tâm, đó là ngôi nhà chung, lớn nhất của làng. Đây là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt, trung tâm tình cảm, cấu kết các thành viên trong cộng đồng, pháo đài phòng thủ của buôn làng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN