Nhà Rông - nét văn hóa đặc sắc vùng Tây Nguyên

Nhà Rông là di sản văn hóa gắn với lịch sử cư trú lâu đời của cư dân các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên. Nhà Rông thường nằm ở trung tâm, đó là ngôi nhà chung, lớn nhất của làng. Đây là nơi diễn ra toàn bộ sinh hoạt, trung tâm tình cảm, cấu kết các thành viên trong cộng đồng, pháo đài phòng thủ của buôn làng.

Đây còn là nơi thực hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng, cũng là nơi các nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống. Nhà Rông còn là nơi diễn ra các lễ hội dân gian, nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: Cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ, nơi tiếp đón khách quí đến thăm buôn làng. Nhà Rông được coi là linh hồn của làng, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.

Nhà Rông thường dài khoảng 10 m, rộng 4-6 m, cao 15-16 m, lá lợp bằng cỏ tranh hay lá. Nhìn mái nhà Rông giống như lưỡi búa hướng thẳng lên trời cao như thách đố với thời gian, với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Trên đầu cầu thang chính lên nhà Rông thường được trang trí các mô típ, văn hóa đặc trưng của các dân tộc như ngọn rau dớn, quả bầu, nồi đồng hay cối giã gạo… Tất cả được tạo nên bằng đôi tay tài hoa, bằng trí tuệ và sức lực của cộng đồng.

Nhà Rông của đồng bào dân tộc Giẻ - Triêng.

Nhà Rông là nơi sinh hoạt văn hóa của buôn làng.


Nhà Rông Kon Klor thành phố Kon Tum.

Lễ đâm trâu mừng nhà Rông mới.


Tu sửa nhà Rông.

PV
Nhà Rông, nơi giữ hồn văn hóa Tây Nguyên
Nhà Rông, nơi giữ hồn văn hóa Tây Nguyên

Nhà Rông ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng được biết đến như “trái tim” của làng đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng giống với các mái đình của dân tộc Kinh, nhà Rông của làng ở Tây Nguyên là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của dân tộc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN