Theo truyền thuyết, đền Đậu An có từ thuở khai thiên lập địa thờ Ngũ lão tiên ông xuống trần khai khẩn đất hoang, dạy dân chúng biết săn bắn, hái lượm, diệt trừ thú dữ và còn dạy dân chúng vùng đồng bằng sông Hồng biết làm lúa nước.
Đền Đậu An chính thức được ghi tên vào lịch sử với tên gọi là Thụy Ứng Quán vào năm 226 trước Công nguyên thờ Ngọc Hoàng. |
Ngôi đền được xây theo lối kíến trúc cổ hình chữ Đinh và được làm phần nhiều từ gỗ lim. |
Nhưng riêng tại Cung đệ nhất và đệ nhị của tòa chính lại được làm bằng đá từ cột trụ, câu đối, hoành phi, có tấm nặng tới hàng chục tấn được các nghệ nhân và thợ thủ công chạm khắc long cuốn thủy tinh xảo từ cột trụ, câu đối, hoành phi tới bức tường.. |
Trong đền có một ngọn tháp 9 tầng bằng đất nung. Theo truyền thuyết, đây là nơi thăng giáng của Ngọc Hoàng khi xuống đền Đậu An. |
Tháp cao chín tầng biểu thị chín tầng mây cao vời vợi của chốn cửu trùng. |
Các hoa văn trên tháp được khắc theo lối Chămpa. Họa tiết và chất liệu của tháp vừa có dáng dấp tháp đình bảng, vừa có nét Chăm Pa, khắc hình cánh sen, chim thần Garuda. |
Tại đền Đậu An còn lưu giữ chiếc khánh đá cổ niên hiệu Vĩnh Trị. |
Các linh vật được tạc bằng đá ở hai bên sân đền qua bao thế kỷ vẫn đứng vững theo thời gian. |
Đền Đậu An không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và bề dầy lịch sử. Đặc biệt là cảnh đánh hổ được diễn ra vào ngày mùng 8-4 âm lịch vô cùng hấp dẫn, thu hút hàng nghìn người tham dự. |
Ngôi đền nơi duy nhất tại Việt Nam thờ Ngọc hoàng Thượng đế.
|