Câu chuyện đàn voi nhà ở Đắk Lắk

Theo Trung tâm Bảo tồn voi tỉnh Đắk Lắk, hiện đàn voi nhà của tỉnh chỉ còn 53 con, trong số đó voi từ 15-45 tuổi còn sức khỏe tốt để sinh sản chỉ có 43 con, số còn lại là voi đã lớn tuổi và già yếu.

Khả năng sinh sản của voi nhà trong 30 năm trở lại đây đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ đạt 0,6%/năm; thậm chí gần bằng 0% những năm gần đây, vì môi trường cho việc gặp gỡ và giao phối giữa voi đực và voi cái bị hạn chế do các chủ voi quản lý voi độc lập, ít thả voi cùng nhau mà chỉ tập trung chủ yếu cho khai thác du lịch.

Để bảo tồn và phát triển đàn voi nhà, thì trước hết phải bảo đảm được cho chúng một điều kiện sống tương tự với môi trường hoang dã, cải thiện sức khỏe và chế độ sinh hoạt, ăn uống của voi.


Voi ở Buôn Đôn bị khai thác du lịch hàng ngày đến kiệt sức.


Hình ảnh thân thiết giữa con người với voi trên dòng Sêrêpôk mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.


Gắn bó với voi hơn 30 năm, nài voi Y Mứt luôn trăn trở “Khi Buôn Đôn hết voi thì cũng hết du lịch và ai sẽ còn nhớ tới vùng đất huyền thoại của voi nữa”.


Hình ảnh thân thiết giữa con người với voi trên dòng Sêrêpôk mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn.


Với tốc độ voi chết như những năm gần đây, chỉ mươi năm nữa, nguy cơ đàn voi nhà ở Đắk Lắk bị xóa sổ là không tránh khỏi. Bên cạnh đó, voi nhà Đắk Lắk vốn là voi rừng được săn bắt và thuần dưỡng, trong khi bản năng sống vẫn hoang dã, nhu cầu về thức ăn trong ngày rất lớn; khi về buôn làng, voi phải phục vụ cho nhu cầu du lịch của con người, khẩu phần ăn lại thấp, khi bị mắc bệnh không được chữa trị kịp thời…là những nguyên nhân khiến voi nhà suy giảm về thể chất và tuổi thọ nhanh chóng.

Thực tiễn trên cảnh báo sự cần thiết phải có sự ra tay tích cực, cấp bách của các cấp có trách nhiệm trong việc hỗ trợ, chăm sóc, bảo tồn đàn voi nhà - bảo tồn một huyền thoại về đất và người Tây Nguyên, trước nguy cơ suy giảm, tuyệt chủng đang hiện hữu.

Các cán bộ kiểm lâm của Vườn Quốc gia Yok Don đang xác định độ tuổi của voi rừng dựa trên mẫu phân voi trong Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt.


Điều kiện tự nhiên để voi sinh sống ngày càng bị thu hẹp nên đàn voi nhà và cả voi rừng đều bị suy giảm nhanh chóng, chính quyền địa phương cũng như các ngành chức năng trong tỉnh đang nỗ lực triển khai các giải pháp cấp bách để bảo tồn, nhưng xem ra những “nỗ lực” này đang đối mặt với khá nhiều thách thức.


Cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi kiểm tra và chăm sóc sức khỏe của voi nhà


Cán bộ Trung tâm Bảo tồn voi duy trì chế độ khám sức khỏe, chữa bệnh cho voi định kỳ 2 lần/năm, qua đó phát hiện và chữa trị kịp thời cho nhiều cá thể voi bị bệnh.


Ngoài môi trường sống bị thu hẹp, chế độ chăm sóc voi với khẩu phần ăn kém, không đủ dinh dưỡng nên góp phần dẫn đến khả năng sinh sản voi nhà rất thấp.





Chùm ảnh: Minh Đức - TTXVN

Đồ săn voi vào Bảo tàng
Đồ săn voi vào Bảo tàng

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã tiếp nhận bộ vật dụng bắt voi của ông Ama Kông do gia đình ông Khăm Phết Lào tặng. Đây là bộ hiện vật được chính các chủ nhân tập hợp, bảo quản và hiến tặng cho bảo tàng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN