Xe kinh doanh vận tải khách dưới 9 chỗ gắn ‘mào’ như taxi?

Bộ GTVT đề xuất bổ sung quy định ô tô dưới 9 chỗ ứng dụng công nghệ gọi xe (taxi công nghệ - Grabcar) phải gắn hộp đèn điện tử trên nóc xe (“mào”) để giúp các lực lượng chức năng dễ dàng nhận diện, siết chặt quản lý và đảm bảo công bằng với taxi truyền thống.

Tạo môi trường kinh doanh công bằng

Tại cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 86/CP/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải được Bộ GTVT tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định: Bản chất taxi công nghệ và taxi truyền thống là như nhau, do đó các điều kiện phải tương đồng để đảm bảo công bằng. Nghị định 86/CP sửa đổi phải quản lý chặt chẽ kinh doanh vận tải, nhất là loại hình ứng dụng gọi xe mới như Grab.

Chú thích ảnh
Biển cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ được cắm trên các tuyến phố, nhưng khó nhận diện loại xe này đang hoạt động. Ảnh: Huy Hùng - TTXVN

“Ranh giới giữa taxi và vận tải hợp đồng, xe taxi công nghệ rất mong manh, đây là vấn đề bức xúc và Nghị định 86/CP sẽ có sự điều chỉnh để tất cả các loại hình vận tải hoạt động công bằng theo đúng pháp luật”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết.

Qua tìm hiểu thực tế, hoạt động của taxi truyền thống rõ ràng đang yếu thế so với taxi công nghệ vì phải chấp hành nghiêm ngặt, đầy đủ các điều kiện kinh doanh, trong khi xe ứng dụng công nghệ vào điều kiện hoạt động thoáng hơn, chi phí quản lý, thủ tục đơn giản, nên có lợi thế cạnh tranh so với taxi truyền thống.

Theo Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, khi một hành khách gọi Grabcả mà hiện điện thoại lên dịch vụ của đơn vị vận tải và đơn vị này chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ vận tải đối với hành khách, thì lúc đó là kinh tế chia sẻ. Còn hiện này, loại hình Grabcar đang quyết định giá cước, điều động phương tiện đón khách, nên không thể từ chối trách nhiệm kinh doanh vận tải.

Bên cạnh đó, khi trực tiếp điều hành phương tiện, quyết định giá cước vận tải đương nhiên là đơn vị kinh doanh vận tải. Bộ GTVT không cấm xe cá nhân kinh doanh vận tải, nhưng đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, muốn kinh doanh phải tuân thủ điều kiện để đảm bảo Nhà nước không thất thu thuế.

Bề vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, xe ô tô loại dưới 9 chỗ đã tham gia vận tải hành khách ứng dụng công nghệ gọi xe hay xe hợp đồng điện tử về bản chất đều là một, do đó điều kiện kinh doanh phải tương đồng như taxi. Đối với taxi truyền thống, bên cạnh việc tính tiền qua đồng hồ thì Bộ GTVT đang khuyến khích tính tiền qua phần mềm công nghệ. Ngược lại, taxi công nghệ bên cạnh tính tiền qua ứng dụng thì khuyến khích qua đồng hồ. Vì vậy, tất cả đều cần có hộp đèn “Taxi” gắn trên nóc xe.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc gắn hộp đèn “Taxi điện tử” hay xe hợp đồng điện tử để phân biệt với xe tư nhân là cần thiết. Theo ông Thanh, bản chất của Grabcar trước khi vào Việt Nam là “kinh tế chia sẻ”, giúp giảm xe cá nhân lưu thông trên đường. Song, thực tế hiện nay nhiều người đầu tư xe để kinh doanh Grab như taxi, tỷ lệ xe cá nhân hoạt động khi nhàn rỗi trong lĩnh vực này không nhiều.

Chú thích ảnh
Ứng dụng gọi xe Grabcar

“Việc gắn hộp đèn “Taxi điện tử” nhằm quản lý chặt hơn các loại hình vận tải hành khách bằng taxi. Khách hàng cũng dễ nhận biết, lựa chọn dịch vụ sử dụng phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời lực lượng chức năng dễ dàng trong xử lý vi phạm.

Tuy nhiên, loại hình taxi công nghệ này lại đang được hưởng khá nhiều “ưu ái”. Trước đây, tại Hà Nội, các tuyến đường cấm taxi, nhưng taxi công nghệ lại núp bóng xe cá nhân vẫn thoải mái lưu thông. Gần đây, Hà Nội cấm cả xe Grab, xe hợp đồng dưới 9 chỗ với các tuyến đường cấm taxi tạo ra sự công bằng hơn”, ông Thanh cho hay.

Cần thiết đưa vào Luật

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc quản lý phù hiệu, biển hiệu giữa các loại hình kinh doanh vận tải đang không có sự minh bạch. Xe kinh doanh vận tải được cấp phù hiệu lên đến 7 năm, nên rất khó kiểm soát đối với xe vận tải hàng hóa hay hợp đồng. Khi phù hiệu bị mờ hoặc lái xe không dán phù hiệu sẽ làm khó lực lượng chức năng do không biết được xe đó có kinh doanh vận tải hay không để xử lý.

“Vì vậy, lần sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ tới đây cần bổ sung quy định màu, biển số riêng đối với các loại xe kinh doanh vận tải để phân biệt với xe cá nhân. Chỉ khi nào lực lượng chức năng phân biệt rõ xe cá nhân hay xe kinh doanh vận tải trên đường, thì việc xử phạt xe vi phạm mới minh bạch và cơ quan quản lý sẽ thuận lợi trong tổ chức, điều hành giao thông, kiểm tra, xử lý vi phạm; đồng thời thị trường vận tải hành khách mới cạnh tranh lành mạnh”, ông Huyện cho hay.

Tiến Hiếu/Báo Tin tức
Trên 1.100 xe vận tải bị đình chỉ khai thác tuyến, thu hồi phù hiệu
Trên 1.100 xe vận tải bị đình chỉ khai thác tuyến, thu hồi phù hiệu

Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa công bố kết quả tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm từ dữ liệu thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) tháng 4/2018 và 4 tháng đầu năm báo cáo Bộ GTVT.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN