Tạo cơ sở pháp lý cho người lao động

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB & XH Phạm Thị Hải Chuyền (ảnh) cho biết, thời gian tới, sớm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an toàn lao động.

 

´Thưa Bộ trưởng, bà đánh giá thế nào về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động ở nước ta thời gian qua?


Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người lao động cũng như các cơ quan chức năng và chủ sử dụng lao động. Nhưng qua tổng kết 18 năm thực hiện chính sách pháp luật về an toàn vệ sinh lao động cho thấy, công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động trong quá trình lao động vẫn còn một số bất cập.


So với các luật đã ban hành thì Bộ luật Lao động có nhiều quy định mang tính kỹ thuật. Để triển khai thực hiện thì phải có sự tham gia của ngành lao động, y tế và của Tổng Liên đoàn Lao động. Quy định còn có nhiều điểm chồng chéo.


Bên cạnh đó, mặc dù Bộ luật Lao động đã được sửa đổi năm 2012 có riêng một chương về vấn đề an toàn lao động nhưng quy định này mới chỉ chi phối một số đối tượng có quan hệ lao động. Trong khi đó, tất cả những người tham gia thị trường lao động đều cần phải có chính sách bảo hộ lao động thì quy định hiện nay của chúng ta chưa đáp ứng được.


Bộ LĐ-TB & XH đang phối hợp với Bộ Y tế cùng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm công tác tổng kết đánh giá nhiều bất cập, từ đó làm cơ sở để thực hiện trách nhiệm được Quốc hội và Chính phủ giao, đó là xây dựng luật về vệ sinh an toàn lao động cho giai đoạn tới.


Tôi nghĩ, luật này trong giai đoạn tới được ban hành sẽ là cơ sở pháp lý tốt nhất để đảm bảo cho tất cả những người tham gia lao động chứ không chỉ những người có quan hệ lao động được thực hiện các công tác bảo hộ lao động.

 

´Cụ thể, theo Bộ trưởng khi sửa luật trong thời gian tới thì hướng khắc phục sẽ ra sao?


Chúng tôi đang cố gắng sớm ban hành Luật An toàn vệ sinh lao động để đảm bảo tất cả các người lao động có cơ sở pháp lý để thực hiện an toàn vệ sinh lao động cho họ.


Luật sẽ coi trọng, ưu tiên các giải pháp phòng ngừa, chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, quản lý, chăm sóc sức khỏe người lao động. Luật cũng phải đưa ra được các chế tài để nghiêm khắc xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về pháp luật an toàn vệ sinh lao động đảm bảo quyền lợi cho người lao động, khắc phục thực tế hiện nay là do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe nên doanh nghiệp bị coi thường. Vì thế, sẽ chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền để người dân nói chung, kể cả người quản lý, sử dụng lao động và người lao động phải hiểu rõ ý thức, trách nhiệm của mình trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.


Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Cấp bách xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động
Cấp bách xây dựng Luật An toàn vệ sinh lao động

Chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp góp phần ổn định thu nhập, cải thiện sức khỏe cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN