Sẽ lập danh mục ngành nghề nghỉ hưu trước tuổi

Từ nay cho đến cuối tháng 8, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) phối hợp với các cơ quan liên quan sẽ lấy ý kiến các nhóm đối tượng lao động theo ngành nghề, vùng miền để lập danh mục ngành nghề nghỉ hưu trước tuổi.

Chú thích ảnh
Lãnh đạo Bộ LĐTBXH trả lời về tiếp thu ý kiến về Luật Lao động sửa đổi.

Sáng ngày 2/7, Bộ LĐTBXH đã họp báo thông tin kết quả thực hiện các chính sách lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm 2019. Liên quan đến dự thảo Luật Lao động sửa đổi, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết: Về việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam và 60 với nữ được nhiều người quan tâm, nhất là lĩnh vực, ngành nghề nào tăng, ngành nghề nào về hưu trước tuổi. 

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ hợp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Bộ sẽ lập danh mục cụ thể các ngành nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, chuyên ngành. Danh mục ngành nghề tăng tuổi nghỉ hưu và nghỉ hưu trước tuổi sẽ được Bộ LĐTBXH lập trước kỳ họp Quốc hội thời gian tới, dự kiến diễn ra vào tháng 10 – tháng 11/2019. Đối với ngành nghề, Bộ LĐTBXH sẽ lấy ý kiến cả người sử dụng lao động, tuy nhiên danh mục này sẽ ít hơn so với trước đây, bởi nhiều ngành nghề đã được thay bằng máy móc, môi trường làm việc được cải thiện hơn so với trước.

"Còn về tuổi nghỉ hưu và thời điểm nghỉ hưu sẽ được quy định chi tiết hơn tại Luật Bảo hiểm xã hội dự kiến sẽ sửa đổi một số điều vào năm 2020 để phù hợp với Luật Lao động sửa đổi", Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho biết.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thông tin: Các đề xuất khác như tăng tuổi nghỉ hưu, làm thêm giờ, đại diện của người lao động sẽ được yêu cầu đánh giá cụ thể hơn, như với đề xuất tăng tuổi hưu cần làm rõ nhóm ngành nghề độc hại, nặng nhọc, chuyên ngành nghỉ hưu trước tuổi...

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cũng cho biết: Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, sau khi tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ LĐTBXH đã xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ rút đề xuất nghỉ lễ vào ngày 27/7 (ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ) khỏi dự thảo Luật Lao động sửa đổi và chưa có bất cứ đề xuất ngày nghỉ nào thay thế.

Tin, ảnh: XC/Báo Tin tức
Việt Nam, Nhật Bản trao đổi biên bản hợp tác tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định
Việt Nam, Nhật Bản trao đổi biên bản hợp tác tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định

Ngày 1/7, tại Tokyo, các cơ quan chức năng của Việt Nam và Nhật Bản đã trao đổi Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về việc đưa lao động kỹ năng đặc định Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN