Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội: thành phố hiện có hơn 3.000 ha rau an toàn trồng ở các huyện ngoại thành. Tuy nhiên, tại nhiều vùng sản xuất tập trung, cho sản lượng rau an toàn lớn như Văn Đức( (Gia Lâm), Thuỵ Hương( Chương Mỹ)...việc tiêu thụ rau an toàn vẫn chưa ổn định, gặp nhiều khó khăn. Lượng rau tiêu thụ được thấp, không đảm bảo chi phí sản xuất do người tiêu dùng chưa “mặn mà” với rau an toàn, giá thành thuê mở cửa hàng để giới thiệu và bán rau ở những địa điểm thuận lợi quá cao.Nhiều siêu thị trong thành phố dù đã có quầy rau an toàn song nhìn chung, sản lượng tiêu thụ thấp, lợi nhuận ít nên các siêu thị vẫn ít quan tâm, đầu tư cho ngành hàng này.
Một số doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thủ đô như công ty TNHH Hương Cảnh, công ty Phú Tam Nông, Tôn Kin... đều đang gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, mặt bằng sản xuất và xây dựng xưởng bảo quản, sơ chế rau an toàn. Chưa kể,một số doanh nghiệp khi đưa rau an toàn vào siêu thị vẫn phải chấp nhận hình thức bán ”ký gửi”, không ổn định và phải sau một thời gian mới được thanh toán tiền bán rau , việc đảm bảo nguồn kinh phí để tái đầu tư, mở rộng sản xuấtdo đó còn hạn chế.
Đại diện Công ty TNHH Hương Cảnh, đơn vị đã tổ chức sản xuất rau an toàn trên diện tích 50 ha theo hướng VietGap trên diện tích hơn 50 ha tại xã Văn Đức( huyện Gia Lâm) cho biết: Công ty đã đầu tư gần 7 tỷ đồng xây dựng hoàn thiện nhà sơ chế rau an toàn trên diện tích 2.200 m2 ngay tại Văn Đức, gồm các hạng mục chính: nhà xưởng, nguồn nước sạch, bể rửa rau, bể sục, bàn đóng gói, kho lạnh bảo quản… Công ty cũng cam kết thu mua 100% sản phẩm RAT của nông dân tại đây theo giá thỏa thuận trong hợp đồng.Tuy nhiên, với hình thức bán “ký gửi” không ổn định tại một số siêu thị, những thời điểm rau thu hoạch "rộ" như hiện nay, rau an toàn khó cạnht ranh được với rau thường về giá thành, doanh nghiệp hầu như không dám nghĩ đến lợi nhuận từ kinh doanh rau an toàn.
Thanh Trà