Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp vùng Tây Bắc

Tây Bắc là vùng có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 109.245 km2, chiếm 1/3 diện tích cả nước; có tiềm năng lớn để phát triển nông, lâm, ngư, nghiệp.


Nhiều tiềm năng


Khu vực Tây Bắc gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang và một số xã phía tây của 2 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, dân số khoảng 12 triệu người. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Bắc, hiện Tây Bắc đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Chè, cây ăn quả, cây cao su, mô hình nuôi các loại cá đặc sản, quý hiếm như: cá hồi, cá tầm...


Đồi chè ở Yên Sơn, Tuyên Quang.


Sở hữu điều kiện tự nhiên có một không hai, Tây Nguyên đang đóng vai trò thủ phủ thế giới về cà phê, tiêu và nhiều mặt hàng cây công nghiệp. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn chưa trở thành những nguồn lực kinh tế cho Tây Nguyên. Hạ tầng yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực không cao và chưa có cơ chế ưu đãi khiến doanh nghiệp chưa mặn mà với vùng đất trù phú này. Tây Nguyên đang cần một cơ chế ưu đãi đặc biệt để tạo một cú huých cho việc thu hút vốn đầu tư.

Tỉnh Tuyên Quang hiện có hơn 8.000 ha chè. Với lợi thế trồng được trên đất đồi dốc, chè đang được coi là cây trồng chính và đóng vai trò quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống cho hàng nghìn hộ dân miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Điển hình như xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện toàn xã có 230 ha chè đang cho thu hoạch, với năng suất đạt 1.700 - 1.800 tấn/năm. Theo ông Trần Xuân Hồng, Chủ tịch UBND xã Đức Ninh: Những năm gần đây, cây chè đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình trong xã, số hộ trồng chè chiếm 80% tổng số hộ của xã.


Cần phát huy lợi thế


Theo thống kê, trung bình mỗi năm tổng sản lượng chè chế biến các loại của tỉnh Tuyên Quang đạt 11.100 tấn, trong đó xuất khẩu 3.200 tấn… Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Trần Công Thắng, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn: Mặc dù là vùng đất rất có tiềm năng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp ở vùng Tây Bắc nói chung vẫn thấp hơn so với trung bình của cả nước. Hiện tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng chỉ chiếm 7,1% tỷ trọng trung bình của cả nước (hơn 11.523 tỷ đồng).


Để vùng Tây Bắc phát huy thế mạnh về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ông Lê Khả Đấu, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc cho biết: Trong những năm tới, vùng Tây Bắc sẽ tập trung chủ yếu vào việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế rừng. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng trên thực địa; áp dụng các chính sách cho phù hợp để phát triển mạnh rừng sản xuất, đồng thời đảm bảo cho chủ rừng phòng hộ có thể phát triển bằng bảo vệ rừng, làm cho người dân gắn bó với sự phát triển của mỗi loại rừng, sớm chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Các tỉnh trong khu vực tiếp tục phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; mở rộng các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với hộ nông dân, tạo quỹ đất tập trung, thúc đẩy việc hình thành và phát triển các vùng chuyên canh với quy mô thích hợp; phát huy thế mạnh về chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ…


Vùng Tây Bắc phấn đến năm 2015, an ninh lương thực được đảm bảo, trồng và chăm sóc thêm 2 triệu ha rừng; giá trị xuất khẩu nông sản đạt 300 triệu USD; chuyển 30.000 ha đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có hiệu quả hơn…



Vũ Quang Đán

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN