Mua phải vé tàu giả, hành khách bức xúc

Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn tiếp tục phát hiện thêm vé tàu giả trong thời điểm triển khai bán vé tào cao điểm Tết Đinh Dậu 2017.


Ngày 13/12, ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn, cho biết sáng nay chị Trần Thị Kim Oanh (ngụ quận Tân Phú) mang 2 vé tàu (mẫu A4) đi chặng Sài Gòn – Hà Nội ngày 23/1/2017 đến ga Sài Gòn nhờ kiểm tra thông tin. Kết quả cho thấy, 2 vé tàu nêu trên không đúng thông tin của người đi tàu. Hiện 2 vé giả này đã được Chi nhánh Vận tải đường sắt Sài Gòn bàn giao cho Công an phường 9 (quận 3) để tiến hành điều tra. 


Theo phản ánh của chị Oanh, ngày 11/12, chị đến một đại lý vé máy bay trên đường Nguyễn Phúc Nguyên (phường 9, quận 3, gần sa Sài Gòn) để mua vé. Sau khi đọc báo thấy đăng tải vấn đề vé giả nên liền mang vé tới ga Sài Gòn kiểm tra thì được biết 2 vé vừa mua là không hợp lệ. “Mua phải vé giả cũng có nghĩa tôi sẽ không đi được tàu, rất mong công an vào cuộc làm rõ để lấy lại tiền cho tôi”, chị Oanh bức xúc nói.

chị Trần Thị Kim Oanh (ngụ quận Tân Phú) mang 2 vé tàu (mẫu A4) đi chặng Sài Gòn – Hà Nội ngày 23/1/2017 đến ga Sài Gòn nhờ kiểm tra thông tin.

Trước đó, trong các ngày 11 và 12/12, ga Sài Gòn phát hiện 8 vé tàu không hợp lệ của hành khách trong dịp Tết Đinh Dậu 2017 có dấu hiệu sửa tên và giấy tờ tùy thân. Ông Đỗ Quang Văn cho biết, quy định của ngành đường sắt, vé đi tàu Tết phải trùng khớp tên, số chứng minh nhân dân của người đi tàu, những trường hợp không trùng khớp coi như vé không hợp lệ và không được giải quyết đi tàu. Vì thế, người dân không nên mua vé từ “cò” để tránh mua nhầm vé giả hoặc vé đã cạo sửa tên, số chứng minh nhân dân. 


Trong thời điểm này, những hành khách đã mua vé từ những nơi bán vé không chính thức của ngành đường sắt (đặc biệt là những vé tàu đi trong dịp Tết) nên lưu ý kiểm tra lại vé trên website dsvn.vn hoặc mang vé trực tiếp tới ga Sài Gòn để kiểm tra, tránh mua phải vé giả, vé không đúng tên và số giấy tờ tùy thân.

Vé tàu được in theo mẫu A4 được chị Oanh giao nộp cho cơ quan chức năng.

Trong vấn đề liên quan đến mua vé tàu Tết, theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn, hiện nay trên mạng đã xuất hiện một số trang website bán vé tàu hỏa với giá đắt gấp 4 - 5 lần so với giá vé của ngành đường sắt. Các trang website này có tên miền rất giống trang website của ngành đường sắt, nên một số hành khách, đặc biệt là khách nước ngoài, đã hiểu nhầm các trang website đó là của ngành đường sắt. 


Sự việc này đã làm mất uy tín của ngành đường sắt, ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam, gây thiệt hại về tài chính của khách đi tàu. Theo đó, các website có tên miền như: Vietnam-railway.com, vietnamtrainticket.com, vietnamrailways.net, cheapvietnamtrain.com, vietnamtraintravel.com, dailytravelvietnam.com, yourlcalbooking.com đều không phải của ngành đường sắt Việt Nam.

Biên bản tường trình của chị Oanh.

Để đặt mua vé, tìm hiểu thông tin giờ tàu, giá vé và một số quy định, hành khách cần truy cập vào trang website chính thức của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tại tên miền: dsvn.vn. Ngoài ra, hành khách truy cập thêm các trang website: vr.com.vn, saigonrailway.com.vn, vantaiduongsathanoi.vn để tìm hiểu về các chính sách và quy định của ngành đường sắt.

Anh Đức
 Ngày đầu tiên bán vé tàu Tết khá thông thoáng
Ngày đầu tiên bán vé tàu Tết khá thông thoáng

Ngày 1/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam bắt đầu bán vé tàu Tết Đinh Dậu 2017 trên cả nước. Theo đó, hành khách tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể mua vé tàu thông qua các hình thức như: trên mạng, tổng đài, nhắn tin lấy số thứ tự rồi mua tại ga Sài Gòn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN