Do vậy, các bộ, ngành, địa phương đang tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả báo số 3, ứng phó bão số 4.
Chiến sỹ Đồn biên phòng Mỹ Lý giúp người dân địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ảnh: TTXVN phát
3 người chết, 25 người bị thương, 1 người mất tích
Theo thống kê sơ bộ của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, tình đến 8 giờ ngày 24/7, bão số 3 và mưa lũ đã làm 3 người chết tại Nghệ An (2 người do lũ cuốn, 1 người do sạt lở đất); 1 người mất tích tại Nghệ An (do lũ cuốn); 8 người bị thương (Thanh Hóa 1 người, Nghệ An 4 người, Lâm Đồng 3 người); 720 nhà ở bị hư hỏng, tốc mái (Phú Thọ 19 nhà, Thanh Hóa 251 nhà, Nghệ An 450 nhà); 3.848 nhà bị ngập (Nghệ An 3.786 nhà, Thanh Hóa 62 nhà); 89.392 ha lúa bị ngập (Hưng Yên 10.000ha; Ninh Bình 56.117ha, Thanh Hóa 23.275ha), các tỉnh đang tập trung bơm tiêu nước chống úng; 5.423ha lúa, hoa màu bị gãy đổ, thiệt hại (Phú Thọ 7 ha, Thanh Hóa 2.211 ha, Nghệ An 3.205ha); 26.016 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Tại tỉnh Thanh Hóa có 63 vị trí sạt lở tại Quốc lộ, tỉnh lộ với khối lượng 23.510m3.
Tỉnh Nghệ An 196 vị trí bị sạt lở, ngập lụt tại các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ; 3 cầu treo bị cuốn trôi. Tính đến 18 giờ ngày 23/7, tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều khu vực bị ngập, cụ thể như xã Tương Dương (21 thôn, bản; 3.205 hộ); Tam Quang (3 bản; 500 hộ); Mường Xén (4 khối dân cư); Châu Khê (6 hộ); Hữu Khuông (44 hộ); Keng Đu, Mỹ Lý, Hữu Kiệm, Bắc Lý (8 bản; 536 hộ); Mường Típ (9 bản; 3.000 hộ); Con Cuông (13 khối dân cư); Tam Hợp (8 hộ); Nga My (75 hộ) Na Loi (5 bản; 356 hộ); Châu Tiến (3 bản; 300 hộ); Cam Phục (2 bản; 277 hộ). Hiện nay, mực nước đang rút, chính quyền địa phương đang rà soát, tổng hợp,
Đối với thiệt hại do mưa, dông lốc, trong ngày 23/7 đã có 17 người bị thương (tỉnh Đồng Tháp); 364 nhà tốc mái, hư hỏng (Quảng Trị 83 nhà, Quảng Ngãi 21 nhà, Đồng Tháp 243 nhà, An Giang 17 nhà); 48 nhà sập đổ (Quảng Trị 2 nhà, Đồng Tháp 44 nhà, An Giang 2 nhà); 21,7ha lúa, cây ăn trái bị gãy đổ (Quảng Trị 1 ha, Đồng Tháp 20,7 ha).
Ngay sau khi thiên tai xảy ra, các địa phương đã huy động lực lượng chức năng giúp đỡ, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.
Thực hiện nghiêm việc kiểm đếm tàu thuyền
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng thủ ân sự, Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 phút ngày 24/7, đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 54.684 phương tiện/222.167 người biết diễn biến, hướng đi của bão số 4 để chủ động phòng tránh, cụ thể: Hoạt động khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực Hoàng Sa) có 1.232 tàu/7.449 người (Đà Nãng 165 tàu/1.068 người; Quảng Ngãi 1.011 tàu/6.045 người; Gia Lai 56 tàu/336 người); hoạt động khu vực khác có 10.839 tàu/48.555 người; neo đậu tại các bến có 42.613 tàu/166.163 người.
Các phương tiện nằm trong vùng ảnh hưởng đã nhận được thông tin cảnh báo bão và đang di chuyển vòng tránh.
Chỉ đạo quyết liệt, kịp thời
Trong ngày 23/7, Chính phủ, các bộ, ngành đã có những chỉ đạo cụ thể với tình hình thiên tai hiện nay, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 120/CĐ-TTg ngày 23/7 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại tỉnh Nghệ An. Đoàn công tác của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp phối hợp với tỉnh Nghệ An chỉ đạo ứng phó với mưa lũ và bảo đảm an toàn hồ chứa Bản Vẽ. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành công điện số 4711/CĐ-BNNMT chỉ đạo ứng với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông. Bộ Công an đã ban hành công điện số 09/CĐ-BCĐ về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất. Bộ Tổng Tham mưu đã ban hành công điện số 4244/CĐ-TM về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.
Để tiếp tục ứng phó với bão số 4 và diễn biến thiên tai còn phức tạp trong thời gian tới, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu cứu nạn và Phòng thủ dân sự các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm các Công điện, số 119/CĐ-TTg ngày 22/7, số 120/CĐ-TTg ngày 23/7 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung vào việc đảm bảo an toàn đê điều, hồ chứa thủy lợi, sản xuất nông nghiệp, ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên sông Cả, đảm bảo an toàn thủy điện Bản Vẽ và tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ.....
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu cứu nạn và Phòng thủ dân sự các bộ, ngành, địa phương thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong ứng phó với mưa lũ, xử lý sự cố lún, nứt mặt đê hữu Cầu, xã Đa Phúc và đê hữu Hồng, xã Phúc Lộc, thành phố Hà Nội, bão số 4...