Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo. |
Đối với giáo dục mầm non, các cấp quản lý và nhà trường thì nhiệm vụ hàng đầu là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Thời gian vừa rồi đã xảy ra một số vụ việc đáng tiếc làm mất sự an toàn của một số trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Chúng tôi đã rà soát lại trong hệ thống quản lý về văn bản quy phạm pháp luật từ đó tạo ra chế tài để các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hiện nay có điều lệ trường mầm non, có quy chế hoạt động của trường mầm non tư thục, quy chế hoạt động trường mầm non dân lập. Thông tư 13 về xây dựng trường mầm non và đảm bảo an toàn, chống thương tích cho trẻ; Quy chế tuyển dụng giáo viên mầm non các nhóm lớp dân lập, tư thục trong quy định tuyển dụng nói chung. Giáo viên mầm non đều phải “nằm lòng” những quy định này.
Trong các văn bản đó, quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ, yêu cầu với giáo viên được thể hiện rất rõ. Ngoài các văn bản này thì trong thời gian vừa rồi, Bộ cũng tổ chức các đợt khảo sát các hội thảo làm sao xây dựng được các quy trình hỗ trợ các địa phương quản lý tốt các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt các nhóm lớp độc lập, tư thục. Vì đây là nơi hay xảy ra các mất an toàn cho trẻ.
Trong quy trình quản lý thường xuyên quán triệt là phân cấp quản lý. Phân cấp cho chủ tịch UBND phường, xã trực tiếp quản lý các nhóm lớp độc lập tư thục. Nhưng trong thực tế trao đổi chuyên gia, cơ sở giáo dục mầm non rất cần có một quy chế phối hợp giữa phòng giáo dục và phường xã để quản lý tốt các nhóm lớp độc lập tư thục này.
Đối với phòng giáo dục ngoài cử chuyên viên đi kiểm tra, thanh tra, có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ về mặt chuyên môn với chính những giáo viên. Đồng thời phát huy vai trò của tổ dân phố. Trong văn bản kiểm tra chỉ đạo nếu phát hiện ra thì phải xử lý nghiêm minh để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Ngành giáo dục đang đảm bảo chăm sóc giáo dục của gần 5 triệu trẻ. Hầu hết các cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo an toàn cho trẻ rất tốt. Một số nhóm lớp có lỗ hổng, dẫn tới một số nơi xảy ra bạo hành trẻ, một số nơi để xảy ra tai nạn thương tích ngoài ý muốn, do vấn đề chăm sóc quản lý giáo dục chưa tốt.
Theo nhiều ý kiến, việc quy định bằng cấp, trình độ cho cấp quản lý, giáo viên ở những nhóm lớp độc lập, tư thục còn dễ dãi. Ý kiến ông về vấn đề này?
Thực tế quy định này khá rõ ràng, nguyên nhân ở đây là đối với các nhóm trẻ độc lập tư thục, cơ cấu của nhóm lớp không quản lý chuyên nghiệp. Bộ đã ban hành chương trình bồi dưỡng cho nhóm lớp. Đồng thời, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ trong đề án có chương trình hỗ trợ chuyên môn, đồ dùng đồ chơi, hỗ trợ nhóm lớp độc lập tư thục đó, nâng cao các điều kiện, đảm bảo an toàn cho trẻ. Một nguyên nhân nữa liên quan đến sự an toàn của trẻ là phẩm chất đạo đức và năng lực của giáo viên.
Nhóm lớp độc lập tư thục, giáo viên không được tuyển chọn, sàng lọc tốt. Một số nhóm lớp, giáo viên chưa đảm bảo tốt những yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp. Kỹ năng nghề nghiệp tốt, xử lý sự việc bình thường. Ví dụ, trẻ hay khóc, đặc biệt với trẻ mới đến trường, nhiều cháu biếng ăn, trưa cháu khác ngủ, mình không ngủ. Nếu giáo viên trang bị kỹ năng tốt họ sẽ làm cho trẻ thấy yên tâm. Nếu không có kỹ năng nghề nghiệp giáo dục tốt, có khi dẫn đến tăng căng thẳng áp lực với giáo viên, dẫn đến bạo hành.
Hiện nay, chế độ chính sách đối với các cô giáo nhóm lớp rất khó khăn. Đó là nguyên nhân gây tình trạng mất an toàn cho trẻ. Giáo viên mầm non đặc thù ngay trong lực lượng giáo viên. Các cô 6 giờ 30 đón trẻ, 5 giờ 30 trả trẻ là rất áp lực. Khác với giáo viên phổ thông, nếu giáo viên phổ thông sau giờ dạy tiếp xúc với học sinh thì đi làm việc khác, nhưng giáo viên mầm non liên tục có khoảng thời gian bên cạnh trẻ.
Vậy theo ông, giải pháp từ khâu tuyển dụng, quản lý, giám sát là gì?
Đã có quy định, chế tài rồi thì địa phương cần có sự giám sát quản lý để khi một cơ sở giáo dục nào đưa giáo viên chưa đủ trình độ vào chăm sóc giáo dục trẻ phải xử lý ngay, phải có biện pháp phòng ngừa tốt, nếu không thì khó giảm thiểu về tình trạng này.
Xin cảm ơn ông!