Bất cập trong tái định canh, định cư ở Gia Lai

Tại một số làng tái định cư trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã phát sinh nhiều vấn đề bất cập liên quan tới công tác định canh định cư gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đập thủy điện IaKrel 2 bị vỡ khiến hàng trăm ha hoa màu của người dân chìm trong bùn đất.


Điển hình là Làng tái định cư Kênh Chông ở thôn Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh được khởi công xây dựng vào năm 2008 với tổng kinh phí hơn 6,1 tỷ đồng. Khu tái định cư được qui hoạch dọc theo quốc lộ 14, trên tổng diện tích 60 ha. Mỗi hộ chuyển đến ở được hỗ trợ đầu tư xây dựng một căn nhà bằng tường xây, mái lợp tôn và đất vườn diện tích 1.500 m2. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đầy đủ, điện thắp sáng và nước sinh hoạt được kéo đến tận các hộ gia đình, hệ thống đường sá trong khu vực được làm cấp phối rất thuận lợi cho việc đi lại. Ngoài ra huyện còn xây dựng lớp học, trạm xá, nhà sinh hoạt cộng đồng... để phục vụ tốt đời sống và sinh hoạt cho bà con.


Tuy nhiên, sau nhiều năm chuyển đến nơi ở mới, 98 hộ đồng bào thiểu số với 620 khẩu luôn phải sống trong cảnh không nước sinh hoạt. Để khắc phục khó khăn này, người dân cũng đã tìm đủ mọi cách như đào giếng, đào các hố nhỏ để hứng nước từ các mạch nước ngầm… nhưng cuối cùng giếng cũng như hố vẫn cạn trơ không một giọt nước. Người dân ở đây cho biết: “Vùng đất này đá tảng rất nhiều nên đào giếng gặp đá thì đành bó tay”. Trước thực trạng đó, huyện Chư Pưh cũng đã đầu tư hơn 1 tỷ đồng để khoan giếng và xây dựng hệ thống bồn chứa để bơm nước phục vụ cho người dân. Tuy nhiên nguồn nước này lại bị nhiễm vôi nặng không thể sử dụng được. Ông Rmah Chik thôn trưởng thôn Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh cho biết: Nguồn nước này không thể dùng để ăn, uống được. Ngay cả tắm cũng nấm ngứa cả người, còn gội đầu thì tóc cứ cứng đơ như rễ tre. Chúng tôi mong muốn Nhà nước sớm có phương án hỗ trợ để chúng tôi thoát khỏi cảnh khó khăn này.

Nông dân Hải Dương trả ruộng

Hiện nay tại huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương có những hộ dân xin trả lại ruộng. Theo ông Vũ Văn Mức, xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện, Hải Dương thì do chi phí đầu tư cho nông nghiệp cao nhưng lời lãi thu lại chẳng được bao nhiêu.


Không nước sạch sinh hoạt, một số hộ dân bắt buộc phải mua nước đóng bình về sử dụng. Trong điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn, không phải gia đình nào cũng có thể thực hiện được phương án này do đó nhiều hộ vẫn phải chấp nhận sử dụng nguồn nước ô nhiễm bẩn dẫu biết rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Chị Nay H’Thuyết ở thôn Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh tâm sự: Hàng ngày gia đình tôi phải mua nước đóng bình về sử dụng. Mỗi bình nước giá 12.000 đồng, gia đình tôi dùng 2 ngày hết 1 bình nên rất tốn kém.


Không chỉ thiếu nước sạch sinh hoạt, người dân ở làng tái định canh định cư Kênh Chông còn rơi vào tình trạng thiếu đất sản xuất. Nguồn đất xung quanh nơi ở mới cằn cỗi, bạc màu và toàn đá bên dưới nên không cây trồng nào có thể sinh trưởng và phát triển được. Thi thoảng lắm có hộ trồng được ít cây mì nhưng cũng chỉ cao 30-50 cm, năng suất rất thấp. Hầu hết các hộ dân đều phải quay về làng cũ cách hơn 10 km để bám trụ để tái sản xuất hoặc mượn tạm đất của người thân trong gia đình để canh tác.


Ông Nguyễn Long Khánh, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chư Pưh khẳng định: Trước đây, huyện cũng đã thuê đơn vị khảo sát đi khảo sát địa hình và quyết định không nơi nào có điều kiện tốt hơn nơi này nên huyện mới đầu tư xây dựng.


Cùng chung "cảnh ngộ" với làng tái định cư Kênh Chông, gần 400 hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã Lơ ku, ĐăkSơMah và Kroong (huyện KBang) rời làng cũ chuyển đến sinh sống ở khu tái định cư mới nhường đất để xây dựng công trình thủy điện An Khê KaNát. Mặc dù đã chuyển đến nơi ở mới nhiều tháng nay nhưng đến bây giờ bà con vẫn chưa có đất sản xuất. Cuộc sống của bà con trước đây đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn. Nhiều hộ dân ở đây cho biết, họ đang phải vay tiền để trang trải cuộc sống gia đình hàng ngày với hy vọng sẽ sớm được cấp đất để sản xuất và trả nợ. Ông Đinh Đuih ở Làng Cam, xã ĐăkSơmah tâm sự, làng chúng tôi trước đây ở vùng lòng hồ của thủy điện, bây giờ được về khu tái định cư mới có nhà cửa khang trang, sạch đẹp bà con ưng cái bụng lắm. Có nhà đẹp nhưng không có cái ăn nên cả làng lo lắng lắm. Con trâu, con bò cũng không có chỗ chăn thả phải thả vào rừng. Mình mong chính quyền sớm cấp đất để bà con phát triển sản xuất ổn định đời sống.


Việc đầu tư xây dựng thủy điện là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình triển khai lại để nảy sinh nhiều vấn đề gây phiền nhiễu đến nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực. Đó là việc triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng khu tái định cư còn quá chậm và bất cập gây đảo lộn cuộc sống hàng ngày của người dân ảnh hưởng đến tình hình an ninh nông thôn. Và một lần nữa câu chuyện về tái định canh định cư bền vững cho người dân nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực chất lại là sự việc nan giải mà tỉnh Gia Lai chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giải quyết triệt để. 


Bài và ảnh:Nguyễn Hoài Nam

Gia Lai phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 13,61%/năm
Gia Lai phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế 13,61%/năm

Kỳ họp thứ 5, khóa X của Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai diễn ra từ ngày 15 - 17/7 đã thảo luận và quyết định các nhóm giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2013. Mục tiêu phấn đấu đề ra là đạt mức tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh khoảng 13,61%/năm.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN